Tag

Nỗ lực hồi sinh di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm

Người Hà Nội 16/11/2023 14:54
aa
TTTĐ - Hàng loạt các hoạt động sáng tạo sẽ diễn ra tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 nhằm hồi sinh di sản này.
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trở thành không gian sáng tạo đặc sắc Loạt hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội Người trẻ Thủ đô mong chờ Lễ hội Thiết kế sáng tạo

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 sẽ diễn ra từ ngày 17 - 26/11/2023 tại Hà Nội. Lễ hội có chủ đề “Dòng chảy” và được kỳ vọng mang đến trải nghiệm mới cho người dân và du khách.

Điểm nhấn chính của sự kiện năm nay đó là chuỗi hoạt động sáng tạo, đa dạng diễn ra tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.

Vẽ giấc mơ hiện đại

Cụ thể, tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, ngày 17/11 sẽ có triển lãm “Kiến trúc, Nhà máy và vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” do KTS Mai Hưng Trung, sáng lập Hà Nội Ad Hoc thực hiện. Triển lãm đan xen giữa khai phá tài liệu lịch sử về những di sản công nghiệp hoạt động trên mảnh đất Hà Nội và tinh thần sáng tạo để thiết kế không gian đổi mới, kiến tạo giá trị văn hóa.

Triển lãm chia làm 5 khu vực, theo đó sẽ trưng bày nghiên cứu và tiến trình lịch sử của 12 nhà máy trong địa bàn Hà Nội, đặc biệt là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; chiếu phim tư liệu tái hiện đời sống của những nữ công nhân làm việc trong các nhà máy quốc doanh, từ đó làm nổi bật mối quan hệ giữa các thực thể kiến trúc và kí ức tập thể, con người; trưng bày các tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và những đối chiếu từ góc nhìn quốc tế.

Nỗ lực hồi sinh di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm
Nhiều hoạt động trưng bày sẽ diễn ra tại không gian Nhà máy Xe lửa Gia Lâm

Bên cạnh đó, tại đây, người xem có thể tương tác trực tiếp với bản đồ của 170 nhà máy và khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, bao gồm thông tin cụ thể, vị trí của từng nhà máy. Ngoài ra, không gian còn trưng bày mô hình vật lý thực của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và trình chiếu những hình ảnh sáng tạo, đề xuất hướng phát triển không gian và chức năng nhà máy; những đồ án ấn tượng đoạt giải trong cuộc thi thiết kế nhanh 72 giờ, gợi mở những khả thể về tương lai của các di sản công nghiệp tại Hà Nội.

Triển lãm đầu máy xe lửa hơi nước

Dịp này, Ban Tổ chức cũng tái hiện “Góc ký ức đầu máy xe lửa hơi nước Gia Lâm” tại Vườn Nhãn. Ở đây, công chúng sẽ được nhìn ngắm lại một trong những biểu tượng của ngành đường sắt - nhân chứng đã tham gia vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Nỗ lực hồi sinh di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm

Trình diễn nghệ thuật “Đối thoại đôi bờ”

Lấy cảm hứng từ hai bờ sông Hồng và hình tượng "bên lở bên bồi" vốn đã quen thuộc trong ca dao, dân ca, "Đối thoại đôi bờ" là sự kiện trình diễn nghệ thuật theo concept "sing-chat-show", nơi các nghệ sĩ của các lĩnh vực âm nhạc khác nhau được biểu diễn, kết nối và thử thách lẫn nhau.

Khán giả sẽ có cơ hội thưởng thức các tác phẩm âm nhạc với guitar cổ điển, nhạc cụ dân tộc Việt Nam và âm nhạc EDM. Theo hành trình điểm chạm cảm xúc của khán giả, trình tự âm nhạc cổ điển - âm nhạc dân tộc - EDM sẽ tạo nên một dòng chảy cảm xúc đi từ nhẹ nhàng đến bùng nổ. Trong đó, phần âm nhạc dân gian của Việt Nam vẫn là tâm điểm. Bên cạnh đó, các khán giả tham gia cũng có có cơ hội được lắng nghe, đối thoại và giao lưu với nghệ sĩ, qua đó xóa nhòa dần khoảng cách giữa cổ và kim, giữa Đông và Tây.

Sự kiện nghệ thuật “Đối thoại đôi bờ" mở cửa tự do cho công chúng tham gia trong khoảng thời gian 14 - 16 giờ, ngày 25/11/2023 tại Xưởng Nóng, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.

Trình diễn hành trình thời trang Hà Nội

Buổi trình diễn sẽ mô phỏng theo hành trình các chuyến tàu đưa du khách đi qua 6 trạm khác nhau. Ở mỗi trạm, các nhà thiết kế trẻ tới từ 6 trường đại học hàng đầu đào tạo ngành thiết kế thời trang sẽ mang đến những bộ sưu tập mang cá tính riêng biệt, thể hiện góc nhìn mới của thời trang đối với dòng chảy lịch sử, văn hóa và cuộc sống.

Show diễn lấy cảm hứng từ những chuyến tàu gắn liền với dòng thời gian của đất nước, là hiện thân của sự kết nối vùng miền và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Buổi trình diễn lấy bối cảnh tại chính Nhà máy Xe lửa Gia Lâm cùng những chuyến tàu chứng kiến những thăng trầm của cuộc sống người dân Hà Nội, một di sản lưu giữ những kí ức của Thủ đô tồn tại đến ngày hôm nay.

Các bộ sưu tập được thiết kế bởi các nhà thiết kế trẻ tới từ các trường: Đại học Kiến trúc, Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Hòa Bình, Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sự kiện diễn ra vào 19h ngày 19/11/2023 tại cầu Lăn Chìm - địa điểm số 3 (khu vực ngoài trời Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2023).

Ngoài ra, hàng loạt sự kiện khác cũng đồng loạt diễn ra tại không gian Nhà máy Xe lửa Gia Lâm như trình diễn âm thanh "Ga Hà Nội", trình diễn nghệ thuật "Đường trường"...

Nỗ lực hồi sinh di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm - biểu tượng về sản xuất công nghiệp của Hà Nội thời kỳ xây dựng XHCN

Theo PGS.TS Phạm Thúy Loan, đại diện Việt Nam trong Mạng lưới Di sản công nghiệp Châu Á (ANIH), Nhà máy Xe lửa Gia Lâm có đặc điểm đa dạng về vị trí, quy mô cũng như các giá trị về kiến trúc và lịch sử; có quỹ không gian còn nguyên vẹn giá trị, phù hợp để tái thiết. Những hoạt động trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 diễn ra tại đây giúp cho chúng ta lưu giữ ký ức đô thị của các di sản công nghiệp; tạo ra hạ tầng cho nền kinh tế sáng tạo; tăng thêm không gian công cộng, không gian văn hóa cho cư dân đô thị.

Đây cũng chính là minh chứng cho việc chính quyền Hà Nội và cộng đồng sáng tạo đang nỗ lực tái thiết các di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo, không gian công cộng.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm