Tag

Phẩm chất thanh lịch văn minh của người Hà Nội

Người Hà Nội 13/08/2024 20:21
aa
TTTĐ - Người Hà Nội hôm nay được bồi đắp trên tổng hòa các giá trị văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại. Người Hà Nội nhận ra vinh dự và trách nhiệm của mình là người dân tiêu biểu cho đất nước một cách tương xứng.
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh từ không gian mạng Đích đến trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Tràng An là chỉ kinh đô Thăng Long xưa, Hà Nội nay. Thanh lịch hàm nghĩa rộng của phong trào sống đẹp từ trong nhà ra xã hội, từ ăn nói, ăn mặc, ăn ở, ăn làm, ăn học, ăn chơi, đi đứng cho đến giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, môi trường.

Thanh có nghĩa là thanh cao trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn; thanh liêm với của cải xã hội, thanh bạch, thanh đạm trong cuộc sống đời thường; thanh nhã trong cử chỉ, hành động.

Phẩm chất thanh lịch văn minh của người Hà Nội
Nét duyên của thiếu nữ Thủ đô

Lịch là con người cần có sự lịch lãm, lịch thiệp trong giao tiếp, ứng xử, lịch duyệt là có hiểu biết rộng. Con người có đủ thanh và lịch mới trọn vẹn.

Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ người của trăm miền đất nước, là điểm đến đẻ sinh cơ, lập nghiệp của một số kiều dân nước ngoài. Họ mang theo những tinh hoa của quê hương đóng góp cho Hà Nội, đồng thời cũng mang theo những tập quán, phong tục của quê cũ. Hà Nội là cái sàng sàng lọc, gom nhặt những cái đẹp nhỏ nhất để làm giàu thêm cho mình, đồng thời cũng loại bỏ những gì không thích hợp.

Nét đặc trưng văn hóa Hà Nội là sự hòa hợp nếp sống giữa người dân Hà Nội với người tứ chiếng, giữa người đồng chúng với người nước ngoài.

Phẩm chất thanh lịch văn minh của người Hà Nội
Người Hà Nội không cầu kỳ về trang phục nhưng không coi nhẹ nếp ăn mặc

Cái tư chất của người Thăng Long là giữ được cốt cách của nền văn minh lúa nước. Cái chất của người Hà Nội thời Pháp thuộc là khí phách anh hùng bất khuất. Trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, người Hà Nội phát huy tinh thần năng động sáng tạo đã được hun đúc qua chiều dài hàng nghìn năm văn hiến. Trước hết là thể hiện ở lời nói. Tiếng Thủ đô chuẩn xác, thanh âm mẫu mực, sử dụng từ ngữ khéo léo. Họ biết nhún mình, tôn trọng người, mềm mỏng mà không thớ lợ, tài hoa mà không khoe khoang, biết rộng mà không làm cao. Họ không quen dùng những từ ngữ thô tục, thô thiển trong giao tiếp, ứng xử.

Thăng Long là kinh đô, Hà Nội là tiêu biểu cho xứ Bắc. Người Hà Nội rất sành trong ăn uống, đã nâng cao cách ăn uống, chế biến món ăn thành nghệ thuật ẩm thực. Món ăn mặn, ngọt, chua, cay đều vừa độ, không gắt quá, gia vị đầy đủ, nước chấm, nước canh khéo chế. Bữa ăn ngon từ cách sắp mâm, lên cỗ. Nét văn hóa còn bộc lộ trong ăn uống: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”… Vào mâm phải trọng già, yêu trẻ, nhường món ăn ngon, gắp tiếp cho khách. Ăn uống từ tốn, nhai nuốt thong thả, uống từng ngụm nhỏ, không uống ừng ực một hơi. Ăn để thòm thèm nhớ mãi món ngon chứ không ăn đến no, đến chán.

Trang phục, trang sức của người Hà Nội ưa sự gọn gàng, trang nhã, tề chỉnh, cách tân tinh tế, đủ độ lộng lẫy kiêu sa. Họ thích diện, thích đổi “mốt” để làm đẹp cho mình và làm đẹp cho phố phường Thủ đô. Cái “diện” của họ cũng mang chất kín đáo, tế nhị, không cầu kỳ, không khoe khoang như vàng ngọc đeo đầy người, áo quần hở hang quá mức. Họ biết nâng cái đẹp hài hòa với cái nết. Có khách đến nhà, chủ nhân xin lỗi để lui vào ăn vận quần áo tươm tất rồi mới ra tiếp, chứ không cứ quần lót, áo ngủ.

Con gái Hà Nội phải học “công, dung, ngôn, hạnh”, giữ đủ nét e lệ, dịu dàng, ý tứ từ cách đi, cách ngồi, nụ cười, ánh mắt. Biết may vá, thêu thùa; biết nấu nướng bữa cơm, bữa cỗ…

Người Hà Nội không chỉ giữ gìn thuần phong mỹ tục truyền thống mà còn tiếp thu văn minh hiện đại của bốn phương. Thay cái chắp tay vái chào bằng cái bắt tay cởi mở. Từ chỗ “nam nữ thụ thụ bất thân” đi tới chỗ bình đẳng giới, quý trọng phụ nữ, tránh bạo lực gia đình, cha mẹ làm gương cho các con.

Người Hà Nội còn giữ được nét đẹp tâm linh đầy tính thiện như thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa kính Phật, đi nhà thờ cầu kinh Chúa cho nước thịnh, dân an, xin chữ thành hiền đầu năm. Các cụ ông, các tài tử giai nhân có thú uống trà, chơi cờ, chơi cây, chơi hoa để tu dưỡng tinh thần.

Người Hà Nội hôm nay được bồi đắp trên tổng hòa các giá trị văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại.

Nâng cao phẩm chất trí tuệ, tài năng, tâm hồn, đạo đức và hành động mang bản sắc nghìn năm văn hiến và nét đẹp bốn phương, người Hà Nội nhận ra vinh dự và trách nhiệm của mình là người dân tiêu biểu cho đất nước một cách tương xứng.

Đọc thêm

Triển lãm thư pháp "Nghiên bút còn thơm" chào mừng Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Triển lãm thư pháp "Nghiên bút còn thơm" chào mừng Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 31/8, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tổ chức Triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm". Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), hướng tới ngày Di sản Việt Nam.
Đình Thụy Phú được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố Người Hà Nội

Đình Thụy Phú được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 19/8/2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của xã Nam Tiến (huyện Phú Xuyên) khi UBND thành phố Hà Nội đã quyết định xếp hạng đình Thụy Phú là Di tích Lịch sử cấp thành phố.
Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội Người Hà Nội

Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội

TTTĐ - 79 năm đã trôi qua kể từ mùa thu thay đổi vận mệnh của cả dân tộc ấy, tinh thần Cách mạng tháng Tám vẫn luôn sôi sục, sáng ngời, thường trực trong trái tim mỗi người Hà Nội.
Tìm đến đền Quán Thánh để hỏi thần một câu... Người Hà Nội

Tìm đến đền Quán Thánh để hỏi thần một câu...

TTTĐ - Tìm đến trước thần chỉ để hỏi một câu thôi (Dục đáo thần tiền, nhất vấn chi). Mở đầu bài “Vịnh tượng đồng Trấn Võ” viết như vậy. Câu gì mà hệ trọng thế? Xem trong văn cảnh thì tác giả (khuyết danh) không phải hỏi mà là chất vấn thần Trấn Vũ tại đền Quán Thánh.
Quận Hà Đông đẩy mạnh trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan Người Hà Nội

Quận Hà Đông đẩy mạnh trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), quận Hà Đông (Hà Nội) triển khai công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan quy mô, rộng khắp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân.
Huyện Đông Anh: Điển hình tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn minh Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Đông Anh: Điển hình tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn minh

TTTĐ - Bằng các biện pháp triển khai quyết liệt và hiệu quả, cho tới nay, huyện Đông Anh là đơn vị đi đầu toàn thành phố về thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi, tang lễ và lễ hội.
Duy trì tác phong chuẩn mực nơi công sở nhờ quy tắc ứng xử Nhịp điệu cuộc sống

Duy trì tác phong chuẩn mực nơi công sở nhờ quy tắc ứng xử

TTTĐ - Việc thực hiện quy tắc ứng xử đã mang đến những chuyển biến lớn trong môi trường công sở tại các địa phương ở Hà Nội. Cán bộ, công chức nhà nước đã tạo dựng và duy trì những tác phong chuẩn mực, nâng cao hiệu quả công việc và uy tín với Nhân dân.
Ứng xử văn minh làm nên diện mạo mới của di tích, thắng cảnh Người Hà Nội

Ứng xử văn minh làm nên diện mạo mới của di tích, thắng cảnh

TTTĐ - Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di tích, danh thắng. Việc xây dựng văn hóa ứng xử văn minh tại các di tích, danh lam đã và đang góp phần thể hiện sự trân trọng với các di sản, đồng thời mang đến diện mạo mới cho những công trình này.
Phố Hàng Mã đón Trung thu sớm Người Hà Nội

Phố Hàng Mã đón Trung thu sớm

TTTĐ - Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng tại phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã đông như hội, đón hàng ngàn lượt khách tới check-in sớm.
Nghề ướp trà sen Quảng An là Di sản phi vật thể quốc gia Người Hà Nội

Nghề ướp trà sen Quảng An là Di sản phi vật thể quốc gia

TTTĐ - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố nghề ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Xem thêm