Tag
Huyện Chương Mỹ (Hà Nội)

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

Người Hà Nội 06/09/2024 13:02
aa
TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Xây dựng chùa Trầm trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Cụ thể, để đánh giá toàn diện về giá trị của cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích; UBND huyện Chương Mỹ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.

Quang cảnh Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
Quang cảnh Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”

Giá trị đặc biệt của chùa Trầm, chùa Trăm Gian

Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” đã thu hút khoảng 100 đại biểu tham dự, ngoài sự tham dự của lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị trung ương; các Sở, ban, ngành của thành phố; các phòng, ban, đơn vị của huyện, đặc biệt còn có sự tham gia của các nhà khoa học; đại diện các Hội: Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Sử học Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội…. cùng các cơ quan thông tấn báo chí.

Các nhà khoa học, đại biểu tham gia Hội thảo
Các nhà khoa học, đại biểu tham gia Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Huyện uỷ Chương Mỹ cho biết, cụm di tích Quốc gia chùa Trầm và chùa Trăm Gian, là những di tích có lịch sử lâu đời, được dân gian ca tụng là hai trong "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài", bao gồm: chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Thầy và chùa Tây Phương.

Các ngôi chùa trong khu vực được khởi dựng từ sớm và hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, tạo nên một sức hấp dẫn và giá trị đặc biệt về cảnh quan, kiến trúc.

Chùa Trầm còn có tên gọi là Long Tiên Tự, được xây dựng vào năm Cảnh Trị thứ Bảy (1669). Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh của người dân Đồng bằng Bắc Bộ, là nơi lưu giữ và thờ tự đức Phật từ nhiều thế kỷ trước, là chốn linh thiêng mà bất cứ ai yêu mến Phật giáo đều dành sự tôn trọng và kính ngưỡng, mong muốn được đến thăm và chiêm bái.

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hoá
Ngoài giá trị văn hóa - tín ngưỡng, chùa Trầm còn là di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, nơi Bác Hồ từng về thăm và làm việc

Cụm di tích là một khu núi đá lớn và những ngôi chùa nằm rải rác, trong đó chùa Vô Vi, chùa Trầm là kiến trúc chùa còn lại khá hoàn chỉnh cùng với Quan Âm viện, chùa Ba Làng, hang Trầm tạo thành kiến trúc hoàn chỉnh, độc đáo; cụm di tích núi Vô Vi, núi Trầm vừa mang giá trị lịch sử, vừa mang giá trị nghệ thuật và danh lam thắng cảnh vốn có từ xa xưa.

Ngoài giá trị văn hoá - tín ngưỡng, chùa Trầm còn là di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, nơi Bác Hồ từng về thăm và làm việc.

Đặc biệt, trong những ngày tháng ác liệt nhất của chiến tranh, từ nơi đây, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch đã vang lên khắp bốn phương trong đêm 19, rạng sáng ngày 20/12/1946.

Đầu năm 1947, Chùa Trầm và Đài Tiếng nói Việt Nam lại có vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đến thăm và đọc thơ chúc Tết toàn thể quốc dân đồng bào trên làn sóng phát thanh của đài giữa khung cảnh tĩnh mịch, không gian linh thiêng của chùa Trầm và 2 lần sau đó Bác cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm chùa Trầm, thăm các đơn vị bộ đội đóng quân ở núi Trầm.

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hoá
Chùa Trăm Giam có những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật

Đối với chùa Trăm Gian, theo truyền thuyết, chùa này có từ thời Lý Cao Tông (1185), trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều lần trùng tu, tôn tạo với những dấu ấn kiến trúc của các triều đại khác nhau, đến nay, chùa chủ yếu mang phong cách kiến trúc thời Lê, Nguyễn nhưng vẫn còn một số dấu tích kiến trúc thời Trần.

Dù là một ngôi chùa của làng, nhưng từ khi hình thành, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Trăm Gian vẫn luôn giữ được sự tôn nghiêm, sự linh thiêng, được các triều đình phong kiến ghi nhận, sắc phong.

Bên cạnh những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, chùa Trăm Gian còn có những giá trị đặc biệt mà không phải ngôi chùa nào cũng có được, đó là nơi tu hành và thờ tự đức Thánh Bối Nguyễn Bình An. Đây là ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh giống như nhiều ngôi chùa khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tôn tạo và phát huy giá trị của di tích

Hội thảo nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý về văn hoá và các nhà khoa học danh tiếng. PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; GS. Lê Văn Lan; Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền; Cục phó Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Đình Thành... đại diện cho giới nghiên cứu đã trình bày các tham luận làm nổi bật giá trị văn hoá, giá trị cách mạng, giá trị tư liệu của cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian.

PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì Hội thảo
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì Hội thảo

Thực tế, những năm qua, huyện Chương Mỹ nhận thức rõ các giá trị tiêu biểu của Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian đối với huyện nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung. Nhằm tích cực triển khai thực hiện trong Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy, Chương trình 09-CTr/HU của Huyện ủy; đồng thời cũng là hoạt động nằm trong kế hoạch quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện trong thời gian tới, huyện Chương Mỹ đã và đang tiến hành nghiên cứu, bảo tồn các giá trị của Cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, do ảnh hưởng của yếu tố lịch sử, Cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian hiện tại đã xuống cấp khá trầm trọng.

Nhà sử học Lê Văn Lan trình bày về hiện trạng của Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian.
Nhà sử học Lê Văn Lan trình bày về hiện trạng của Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian

Nhà sử học Lê Văn Lan đánh giá, từ thực tế lịch sử những năm tháng vừa qua và những ghi nhận, đúc kết thành văn bản (“Lý lịch khu di tích danh thắng chùa Trầm và Núi Trầm”; “Lý lịch chùa Trăm Gian”), hai khu chùa chiền này đang ở vảo tình trạng bị phá hoại ngày càng nghiêm trọng, chưa chấm dứt được. Điển hình là hiện trạng của ngọn núi Trầm.

Ngoài ra, cụm di tích này bị “mất tích” nhiều đơn vị (đơn nguyên), công trình, kiến trúc ..vốn là tổ hợp làm nên cấu trúc của khu di tích.

"Tình trạng xuống cấp toàn diện như trên ở chùa Trầm và chùa Trăm Gian, đương nhiên khiến “lăn tăn”, ngần ngại việc xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt cho hai khu di tích vào lúc này", GS Lê Văn Lan nêu ý kiến.

Tiếp nối ý kiến nói trên, PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, cho rằng, dù hàm chứa các mặt giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học hay kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thì cụm di tích chùa Trăm Gian và chùa Trầm cũng chỉ tồn tại dưới dạng tài nguyên du lịch.

PGS.TS Đặng Văn Bài gợi mở, muốn có được các sản phẩm du lịch, các tour du lịch có chất lượng, trước hết phải có quy hoạch hoặc dự án tổng thể bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành giá trị của Cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian.

PGS.TS. Đặng Văn Bài phân tích về phương thức bảo vệ, phát huy giá trị cụm di tích Chùa Trăm Gian và Chùa Trầm
PGS.TS. Đặng Văn Bài phân tích về phương thức bảo vệ, phát huy giá trị cụm di tích Chùa Trăm Gian và Chùa Trầm

"Trải qua nhiều biến động lịch sử, hiện trạng của cụm di tích nói trên không còn nguyên vẹn như lúc mới khởi dựng hay ở thời điểm hoàn chỉnh nhất. Vậy yêu cầu bức thiết nhất đặt ra là phải có chương trình nghiên cứu sâu hơn nữa để nhận diện rõ các mặt giá trị tiêu biểu của di tích; đồng thời, tạo cơ sở diễn giải di tích thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như ứng dụng thành tựu kỹ thuật hiện đại (nghe nhìn, công nghệ số, hiện thực ảo…) để giới thiệu với người dân địa phương và cả du khách.

Từ cách tiếp cận như thế, chắc chắn phải đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng nội dung, kiến trúc, trưng bày chuyên đề về di tích Chùa Trầm", PGS.TS Đặng Văn Bài phân tích.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Doãn Văn, Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội, đặt vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong xu thế công nghiệp văn hóa.

"Tiếp tục thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội, trong thời gian tới, nên chăng huyện Chương Mỹ cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn huyện, trong đó chùa Trầm - chùa Trăm Gian là hai di tích trọng điểm", TS Nguyễn Doãn Văn nói.

"Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian, gắn với phát triển du lịch của huyện Chương Mỹ, để nơi đây trở thành điểm đến tham quan du lịch hấp dẫn của Thành phố; đồng thời, kết nối, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng của Thủ đô tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ; qua đó khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy tinh thần đại đoàn kết, thi đua xây dựng quê hương văn minh, hiện đại, xanh, thông minh", đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Thành uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Chương Mỹ bày tỏ.

Đọc thêm

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM Người Hà Nội

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố Người Hà Nội

Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã khép lại nhưng dư âm vẫn lắng đọng trong lòng người dân và du khách những ấn tượng sâu sắc, khó phai. Một Hà Nội vừa lạ vừa quen, xa đó nhưng cũng gần đó và thắm đượm nghĩa tình hai thành phố.
Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội

TTTĐ - Không gian sân vườn, biệt thự của ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Bội Châu đã biến hóa thành những dãy phố phủ đầy đèn lồng, đèn Trung thu cùng vô số gian hàng đồ chơi truyền thống.
Xem thêm