Rộn ràng sức xuân tại làng nghề bánh đa nem Tiến Thịnh
Người trẻ Mê Linh lan tỏa yêu thương, sâu đậm nghĩa tình Huyện Mê Linh đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn so với năm 2021 |
Tết đến Xuân về, trên mỗi mâm cơm sum vầy của người Việt đều có món nem cuốn truyền thống đầy màu sắc, hấp dẫn và ngon miệng. Cũng vì thế, nhu cầu về bánh đa nem trong dịp này tăng đột biến - điều này khiến không khí sản xuất, buôn bán tại làng nghề bánh đa nem Tiến Thịnh (huyện Mê Linh, Hà Nội) những ngày qua khẩn trương, nhộn nhịp và vô cùng hứng khởi.
Bánh đa nem Tiến Thịnh từ lâu được người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành biết đến bởi độ dẻo, dai và mang mùi vị đặc trưng |
Được biết, nghề làm bánh đa nem Trung Hà đã phát triển hơn 30 năm nay. Bánh được sản xuất quanh năm nhưng vào dịp giáp Tết cổ truyền đơn hàng nhiều hơn nên đòi hỏi các hộ làm bánh phải dậy từ 3-4 giờ sáng và kết thúc công việc vào tối muộn mới có đủ bánh đa nem phục vụ nhu cầu thị trường. Thời điểm cuối năm, các hộ sản xuất bánh đa nem tại Tiến Thịnh phải huy động thêm 3 nhân công để giúp cho khâu đóng gói sản phẩm.
Bánh đa nem Tiến Thịnh từ lâu được người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành biết đến bởi độ dẻo, dai và mang mùi vị đặc trưng. Chất lượng bánh từ lâu đã được khẳng định về độ dẻo, dai, hương thơm đặc trưng của gạo. Bánh có 2 màu sắc trắng sáng và vàng mật, bánh lành lặn, không bị rách nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Cách đóng gói cũng rất tiện lợi với nhiều tập mỏng, dày tùy theo số lượng bánh mỗi tập.
Bánh đa nem Tiến Thịnh được sản xuất quanh năm, nhưng vào dịp giáp Tết cổ truyền đơn hàng nhiều hơn nên đòi hỏi các hộ dân làm bánh phải dậy từ 3-4 giờ sáng và kết thúc công việc vào tối muộn mới có đủ bánh đa nem phục vụ nhu cầu thị trường |
Bánh đa nem Tiến Thịnh ngày thường có giá 20.000-25.000 đồng/100 cái, vào tháng giáp Tết giá cao hơn một chút, từ 25.000-30.000 đồng/100 cái.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường thành phố Hà Nội, bánh đa nem Tiến Thịnh đã trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân các tỉnh, thành trong cả nước. Một cơ sở sản xuất bánh đa nem Tiến Thịnh có thể bán tới 2 vạn bánh/ngày, tương đương 5-6 triệu mỗi ngày.
Các hộ sản xuất tại Tiến Thịnh sử dụng máy móc để nâng cao năng suất |
Ông Trần Anh Tân, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Trước kia, người dân làm bánh đa nem trong xã tráng bánh bằng bếp củi, xay bột bằng tay nên hiệu quả không cao. Mấy năm gần đây, người dân đã chủ động đầu tư máy nghiền bột, bếp tráng điện nên năng suất cao hơn nhiều, thu nhập từ nghề làm bánh đa nem vì thế cũng được cải thiện đáng kể".
Các hộ làm bánh đa nem ở xã Tiến Thịnh đều có ý thức phải giữ được uy tín, chất lượng sản phẩm của địa phương, nên không sử dụng chất phụ gia độc hại, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do đó, đầu ra của sản phẩm bánh đa nem Tiến Thịnh khá thuận lợi, làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Ngoài nghề làm bánh đa, nhiều gia đình còn kết hợp với chăn nuôi lợn, gà để tận dụng nguồn phụ phẩm. Nhờ đó, nhiều gia đình không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu, với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ làm bánh đa nem và phát triển chăn nuôi.