Tag
Bộ Y tế

Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm

Chung tay vì an toàn thực phẩm 21/05/2024 18:25
aa
TTTĐ - Sáng 21/5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị toàn quốc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Hội nghị kết nối từ điểm cầu Bộ Y tế đến các điểm cầu tỉnh, thành phố và các viện chuyên môn của Bộ Y tế. Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo... tham dự tại điểm cầu Bộ Y tế.

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ các món gỏi, thịt tái Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể Mất an toàn thực phẩm trong...tủ lạnh Tăng cường truy xuất thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm tập thể

5 tháng đầu năm hơn 1.000 người bị ngộ độc thực phẩm

Tại Hội nghị, TS Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trung bình trong 5 năm gần đây, mỗi năm cả nước ghi nhận khoảng 100 vụ ngộ độc, 23 trường hợp tử vong.

Riêng 5 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Số vụ ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên số mắc tăng hơn 1.000 người. Điều này cho thấy, các vụ ngộ độc ghi nhận số mắc quy mô lớn, hàng trăm người mắc và nhập viện, điển hình như các vụ xảy ra ở Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa…

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị toàn quốc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm tại điểm cầu Bộ Y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị toàn quốc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm tại điểm cầu Bộ Y tế (Ảnh: Bộ Y tế)

Trong số 36 vụ ngộ độc ghi nhận trong đầu năm 2024 có 3 vụ ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, làm 518 người mắc, tăng 457 trường hợp so với cùng kỳ 2023. Số vụ ngộ độc và số mắc trong trường học giảm so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Hùng Long, nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ ngộ độc tập thể vừa qua chủ yếu do vi sinh vật.

Riêng những tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 11 vụ ngộ độc liên quan đến vi sinh vật, làm 1.241 người mắc, chiếm 30,6% tổng số vụ nhưng chiếm tới 58% tổng số ca mắc. May mắn không ghi nhận trường hợp tử vong.

Cụ thể, tại Sóc Trăng, vụ ngộ độc xảy ra hồi tháng 1/2024 ở hộ kinh doanh bánh mỳ Thu Hà, làm 150 người bị nhiễm độc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong thịt nguội.

Tại Khánh Hoà, vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà Trâm Anh tháng 3/2024, làm 369 người bị nhiễm độc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong gà. Quán cơm này không thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định, không cung cấp được các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến nguyên liệu thực phẩm…

Vụ ngộ độc tại tiệm bánh mỳ Cô Băng, Đồng Nai, xảy ra cuối tháng 4/2024, làm 547 người mắc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa. Tiệm bánh mỳ này cũng không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm…

Giữa tháng 5/2024 xảy ra vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc), khiến 438 người mắc và đi viện.

“Vụ ngộ độc hơn 400 người mắc tại Vĩnh Phúc cho thấy, nhiều thực phẩm được bếp ăn tập thể mua ở đơn vị cung cấp. Khi truy xuất đến cùng, đơn vị cung cấp này lại mua ở chợ không có giấy phép, không kiểm soát được chất lượng”, ông Nguyễn Hùng Long dẫn chứng.

Mới đây nhất, tại Đồng Nai, vụ ngộ độc xảy ra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Dechang Việt Nam làm 95 người mắc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong mỳ Quảng.

Lý giải vì sao số ca ngộ độc thực phẩm tăng vọt?

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế chỉ ra rằng, trong một số vụ ngộ độc vừa rồi có quy định phải lưu mẫu và kiểm định nhưng cơ sở, địa phương không thực hiện; có quy định kiểm soát thực phẩm đầu vào nhưng có tình trạng cơ sở mua nguyên liệu không an toàn, trôi nổi bên ngoài, để cung cấp vào bếp ăn tập thể đó; cơ sở không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm…

Một số địa phương thiếu nhân lực, vật lực trong thực hiện công tác an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm; do ảnh hưởng của thị trường, điều kiện kinh tế xã hội; do lợi nhuận; thậm chí một số doanh nghiệp định mức khẩu phần ăn cho người lao động ở mức thấp, sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, nhận thức và ý thức của một bộ phận người dân về bảo đảm an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc thực phẩm chưa tốt.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Bộ Y tế)

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Ban Bí thư đã có Chỉ thị 17 về tăng cường công tác an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chính phủ đã liên tiếp có nhiều chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các Bộ, ban ngành và chính quyền địa phương đã vào cuộc, bước đầu đã có kết quả trong công tác đảm bảo an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Bên cạnh đó, 2 nội dung quan trọng trong lĩnh vực này cũng đã được triển khai và hướng dẫn cụ thể. Thứ nhất là về thể chế đã có Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15 hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các văn bản quy phạm pháp luật của các ban, ngành liên quan... Thứ hai, về tổ chức thực hiện cũng có đầy đủ hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt ở cơ sở...

"Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tương đối lớn, mỗi năm xảy ra khoảng 100 vụ ngộ độc. Vấn đề đặt ra là tại sao đã có nhiều chỉ đạo, thể chế đã có mà tổ chức thực hiện thế nào vẫn để xảy ra nhiều vụ ngộ độc như vậy...", Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh.

Các điểm cầu tham dự hội nghị.
Các điểm cầu tham dự hội nghị (Ảnh: Bộ Y tế)

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, chúng ta cần thảo luận để tìm ra giải pháp về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện; cần phải đánh giá, hiểu rõ gốc rễ nguyên nhân gây ra ngộ độc để có hướng xử lý... từ đó tìm giải pháp hạn chế tối đa các vụ ngộ độc.

Đọc thêm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (52 tuổi, ở Thanh Hóa) với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi, theo dõi xơ gan.
Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách

TTTĐ - Mùa hè nắng nóng, mọi người thường hay tự pha chế nước uống từ các loại thực phẩm có tính mát như atisô, đậu đen, nước gạo lứt rang, rễ các loại cây, nhân trần, nụ vối… để giải nhiệt. Mặc dù lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu dùng tùy tiện, thiếu khoa học có thể gây hại cho gan.
Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm

TTTĐ - Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở hành nghề dược tư nhân và 5 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành.
Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc

TTTĐ - Thời gian qua, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm chất lượng thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó, kịp thời phát hiện những vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật, cung cấp nguồn cung thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh

TTTĐ - Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu

TTTĐ - Nấu cỗ lưu động đang rất hút khách trong thời buổi này. Từ tiệc tân gia, chúc thọ, đến cưới hỏi, thôi nôi, đám giỗ... phần đông người dân đều chọn giải pháp thuê nấu ăn bởi sự thuận tiện, nhanh gọn của loại hình dịch vụ này.
Cách chọn rau quả trái vụ an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn

TTTĐ - Những năm trở lại đây, người ta có thể thưởng thức một loại quả mà không cần phải chờ đợi đến vụ mùa chính thức mà vẫn có thể mua được những khi trái vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi có loại không đảm bảo chất lượng thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.
Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại

TTTĐ - Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... Tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Cơm bụi sinh viên: Tiện lợi nhưng có thể đánh đổi bằng sức khỏe Sức khỏe

Cơm bụi sinh viên: Tiện lợi nhưng có thể đánh đổi bằng sức khỏe

TTTĐ - Cơm bụi là lựa chọn quen thuộc của sinh viên Hà Nội bởi sự tiện lợi và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, vấn đề an toàn thực phẩm khi ăn cơm bụi luôn là mối lo ngại của nhiều người.
Xem thêm