Tag
Quận Hai Bà Trưng

Tích cực chuyển đổi số trong công tác quản lý an toàn thực phẩm

Chung tay vì an toàn thực phẩm 20/06/2024 17:25
aa
TTTĐ - Là quận đông dân, mật độ dân cư và di biến động dân lớn, trên địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quận Hai Bà Trưng đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đổi mới các hình thức tuyên truyền về an toàn thực phẩm Nỗ lực bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm dịp cao điểm Tập trung cao điểm kiểm tra an toàn thực phẩm Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, xử phạt 133 cơ sở vi phạm

Hiện toàn quận Hai Bà Trưng quản lý 2.651 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại 18 phường, 5 Trung tâm thương mại và 2 chợ hạng I (Trung tâm Thương mại chợ Mơ, chợ Hôm - Đức Viên); chợ Đồng Tâm đang làm thủ tục phân hạng chợ; 4 chợ hạng III (Vĩnh Tuy, Bách Khoa, Quỳnh Mai, Nguyễn Công Trứ).

Tổng 2.649 cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó ngành Y tế quản lý 1.428 cơ sở, ngành Công thương quản lý 489 cơ sở, ngành Nông nghiệp quản lý 322 cơ sở và 410 cơ sở thực phẩm kinh doanh trong chợ.

Tích cực chuyển đổi số trong công tác quản lý an toàn thực phẩm
UBND Quận Hai Bà Trưng tổ chức cấp biển nhận diện đối với các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong chợ trên địa bàn

6 tháng đầu năm 2024, quận đã duy trì 21 đoàn kiểm tra liên ngành và 1 đoàn giám sát của Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng. Trong đó, đoàn liên ngành kiểm tra ATTP quận do Trưởng phòng Y tế, Phòng Kinh tế làm Trưởng đoàn; đoàn liên ngành kiểm tra 389 và 18 đoàn liên ngành kiểm tra ATTP phường.

Tính riêng trong Tháng hành động vì ATTP, toàn quận đã đồng loạt ra quân kiểm tra, giám sát 437 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xử phạt 57 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 237 triệu đồng; tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá trị hàng hóa là hơn 53 triệu đồng.

Như vậy, lũy tích từ ngày 1/1 đến 17/6, toàn quận Hai Bà Trưng đã tiến hành kiểm tra, giám sát 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xử phạt 133 cơ sở với số tiền phạt hơn 595 triệu đồng; tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với giá trị hàng hóa hơn 157 triệu đồng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là: Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; không thực hiện đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; cống rãnh thoát nước thải khu vực cửa hàng, nhà bếp bị ứ đọng; không được che kín; quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

Chú trọng công tác thanh kiểm tra với tuyên truyền

Quận đã chỉ đạo 18 phường trên địa bàn tổ chức hội nghị lồng ghép triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP đợt cao điểm phục vụ Tết Dương Lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân; Tháng hành động vì ATTP năm 2024, thành phần dự là thành viên Ban chỉ đạo, đoàn liên ngành kiểm tra ATTP quận, phường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở giáo dục với 1.326 người dự.

Tích cực chuyển đổi số trong công tác quản lý an toàn thực phẩm
Cán bộ phường Trương Định (Quận Hai Bà Trưng) kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại trường Mầm non Trương Định

Ngoài ra, quận cũng duy trì đường dây nóng của Quận, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế để tiếp nhận các thông tin phản ánh liên quan đến an toàn thực phẩm.

Quận cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền với các bài viết truyền thông về ATTP trên Cổng Thông tin điện tử quận, Trang thông tin điện tử phường; chủ yếu các nội dung tuyên truyền về những quy định của pháp luật về ATTP, công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm.

Quận Hai Bà Trưng kiên quyết công khai trên Cổng thông tin điện tử của quận, Trang thông tin điện tử phường tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật; nêu gương, khuyến khích các mô hình sản xuất, quản lý ATTP tốt để người tiêu dùng biết và tìm đến các địa chỉ tin cậy.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, quận đã duy trì tốt mô hình “Tuyến phố có kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm” ở phường Nguyễn Du.

Ngoài ra, 18 Hội phụ nữ của 18 phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã duy trì thực hiện mô hình “Tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm” (cung cấp địa chỉ bán thực phẩm Organic Green, Sói biển...); mô hình “Ăn sạch - Sống xanh” thu hút hàng nghìn hội viên tham gia.

Đồng thời, quận cũng tiếp tục triển khai các chuyên đề, mô hình điểm “Cơ sở (chuỗi cơ sở) đủ điều kiện vệ sinh ATTP” tại 20 tuyến phố của 18 phường; tuyến phố Bà Triệu, phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành; mô hình tuyến phố dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố an toàn thực phẩm có kiểm soát.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, quận thường xuyên chỉ đạo các đơn vị đăng tải các nội dung liên quan đến ATTP như: Quy định của 11 pháp luật về ATTP, chính sách pháp luật, các kiến thức mới về an toàn thực phẩm, hội nghị, tập huấn quy trình thủ tục hành chính liên quan đến ATTP, công khai các cơ sở vi phạm ATTP… trên Cổng thông tin điện tử quận, trang thông tin điện tử phường; trang Zalo OA của từng đơn vị để người dân có thể tiếp cận, theo dõi, tìm hiểu và hưởng ứng.

Ngoài ra, UBND Quận Hai Bà Trưng cũng xây dựng Đề án số 13-ĐA/QU ngày 23/12/2021 của Quận ủy và kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 3/3/2022 của UBND quận về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn Quận”.

Đọc thêm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Xem thêm