Truy xuất nguồn gốc thực phẩm nghi gây ngộ độc ở TP HCM
Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP HCM khẩn trương chỉ đạo bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với bệnh viện tuyến trên.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Cùng đó, các đơn vị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc theo quy định, truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân;
Cục cũng yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở nghi ngờ gây ngộ độc, điều tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của cơ sở, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.
Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP HCM tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố, cơ sở dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.
Sở An toàn thực phẩm TP HCM tuyên truyền, giáo dục cho người dân kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm an toàn thực phẩm trong lựa chọn, và sử dụng thực phẩm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác, xuất xứ.
Cũng tại văn bản, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP HCM thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn số 6495/BYT-ATTP ngày 22/10/2024 của Bộ Y tế về việc triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và Công văn số 271/ATTP-NĐTT ngày 18/2/2025 về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm trên địa bàn năm 2025.
Trước đó, ngày 29/3, Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) tiếp nhận 37 trường hợp nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói, nghi ngộ độc thực phẩm.
Trong số các bệnh nhân, đa số là học sinh Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh (33 em từ 13-15 tuổi) và 1 bé 6 tuổi, 3 người lớn.
Bác sĩ Trần Chánh Xuân, giám đốc Bệnh viện quận 11, cho biết trong tổng số 37 ca có 2 ca nhập viện nội trú khoa nhi; 35 ca xử trí tại khoa cấp cứu và cấp toa về, theo dõi tại nhà. Các bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm, được dùng kháng sinh, bù dịch, điều trị các triệu chứng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm

Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì?

Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử

Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng

TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố"

Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện

Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng

Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm

Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm
