Tag

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên

Người Hà Nội 18/11/2023 10:00
aa
TTTĐ - Đất Chèm - Vẽ (thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từ xa xưa đã nổi tiếng với truyền thống khoa bảng, đỗ đạt. Ngày nay, nội lực từ quá khứ đang trở thành động lực để quận Bắc Từ Liêm vươn lên, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế và truyền thống.
Bảo tồn văn hóa truyền thống qua mô hình “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương"

Vinh dự đón Bác Hồ về thăm

Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ huyện Ba Vì, đến đoạn Chèm - Vẽ (Bắc Từ Liêm), dòng nước chậm lại, tạo ra một vùng tụ khí lành. Cũng tại nơi đây đã hình thành "làng khoa bảng" đứng đầu kinh thành Thăng Long, sản sinh nhiều danh nhân, các bậc hiền tài, khoa bảng nức tiếng trong lịch sử dân tộc.

PGS.TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) chia sẻ: Đối với khái niệm “làng khoa bảng” thì Thăng Long - Hà Nội đứng đầu cả nước. Dưới thời phong kiến, trong 21 làng khoa bảng tiêu biểu của cả nước, tức những làng có hơn 10 người đỗ đại khoa (từ phó bảng trở lên) thì Hà Nội có đến 6 làng. Trong đó, phải kể tới khu vực Chèm - Vẽ, nơi đã sản sinh tới 95 vị danh khoa.

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên
Vùng đất khoa bảng bên sông Hồng đã đóng góp hàng ngàn danh khoa trong lịch sử dân tộc

Ông Lê Văn Đôn (85 tuổi, trưởng Ban Quản lý di tích đình Đông Ngạc - Bắc Từ Liêm) tự hào kể: “Làng có 5 dòng họ là Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng. Cả 5 dòng họ này đều có nhiều người đỗ tiến sĩ, bảng nhãn và hoàng giáp. Họ Phạm có 16 vị tiến sĩ; Họ Phan có 7 tiến sĩ, 28 cử nhân và 50 tú tài; Họ Nguyễn có 5 tiến sĩ, 30 cử nhân và 40 tú tài. Cụ Phan Phu Tiên là Tiến sĩ khai khoa cho làng, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tý năm 1396 dưới triều vua Trần Thuận Tông.

Đến thời Nguyễn, ước tính sơ sơ làng Đông Ngạc đã có 25 người đỗ đại khoa, học hàm Tiến sĩ trở lên. Càng về sau, làng Vẽ càng nổi lên tên tuổi nhiều gương hiếu học, điển hình là cụ Phạm Quang Trạch. Có thuyết kể rằng, cụ Trạch chăm học đến mức nhà có vườn cau cụ ra ngoài vườn đọc sách, cứ đi vòng quanh các cây cau đọc sách mà tất cả các thân cây cau nhẵn bóng do cụ vịn tay vào nhiều quá, ma sát mòn cây”.

Người dân Đông Ngạc ngày nay vẫn tự hào kể với nhau rằng, những người con ưu tú của vùng đất này đã mang tới vinh dự to lớn, đặc biệt cho vùng đất Từ Liêm. Cụ thể nhất là sự kiện Bác Hồ đến thăm và chúc Tết Nhân dân địa phương năm 1962.

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên
Bác Hồ về thăm và chúc Tết Nhân dân Đông Ngạc năm 1962.

Đồng chí Nguyễn Văn An, Bí thư Đảng ủy phường Đông Ngạc, kể lại sự kiện đó như sau: “Mồng một Tết Tân Sửu - tức ngày 5/2/1962, như lệ thường, Đảng ủy và Ủy ban Nhân dân xã Đông Ngạc (nay là phường Đông Ngạc) mời các cụ phụ lão và Nhân dân ra làm lễ chào cờ tại đình. Lễ chào cờ xong, mọi người vội vã ra về để cùng gia đình làm cỗ đón Xuân.

Gần 9 giờ, một chiếc xe ô tô đi từ Cổ Nhuế lên, đỗ trên đê sông Hồng. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, giản dị trong bộ quần áo kaki bạc màu, chân đi đôi dép cao su. Người không ở đình mà nhanh nhẹn xuống dốc, đi thẳng vào xóm. Theo sau Người là đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội và một số cán bộ khác. Bác hiện ra bất ngờ quá, như ông tiên trong truyện cổ tích...”.

Sự xuất hiện bất ngờ và cảm động của Bác Hồ đã khắc sâu vào lòng người dân Đông Ngạc - làng Vẽ một tình cảm tha thiết. Đồng thời, càng khiến họ tự hào về truyền thống của quê hương. Bởi, Bác Hồ đến làng Vẽ không chỉ là chúc Tết Nhân dân, mà cũng là tới thăm cố thổ của một người bạn thân thiết từ thuở Bác còn bôn ba đi tìm lý tưởng nơi trời Tây: Đó là tiến sĩ Phan Văn Trường (1876 - 1933).

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên
Cụ Phan Phu Tiên - Tiến sĩ khai khoa làng Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Lịch sử ghi lại rằng, Tiến sĩ luật Phan Văn Trường đã cùng cụ Phan Châu Trinh đẩy mạnh phong trào Việt kiều yêu nước ở Pháp đầu thế kỷ XX. Khi Nguyễn Ái Quốc đến Paris, Tiến sĩ Phan Văn Trường đã hết lòng giúp đỡ, nhường nhà ở, giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc nâng cao trình độ tiếng Pháp, sưu tầm tài liệu về Chủ nghĩa Mác, về Cách mạng Tháng Mười ở Nga…

Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Paris đi Mátxcơva thì tiến sĩ Phan Văn Trường cũng rời Pháp về Việt Nam. Đó có thể là một phần lý do khiến Bác Hồ dành tình cảm đặc biệt cho vùng đất Đông Ngạc.

Tiếp nối truyền thống ngàn năm

Bên cạnh các danh nhân của dòng họ Phan, dòng họ Hoàng làng Vẽ cũng góp nhiều tên tuổi lớn. Ví như giáo sư, bác sĩ Hoàng Tích Trí (1903 - 1958) là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến khi ông mất; Bà Hoàng Thị Nga, nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam; Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm; GS. TS Hoàng Vĩnh Giang; GS. TS Hoàng Thủy Nguyên; GS. TS Hoàng Thủy Long...

Dòng họ Phạm làng Vẽ cũng không kém phần hiển vinh. Nhiều người trong họ Phạm đã thành đạt, trong đó có Trung tướng GS. TS Phạm Gia Khánh, Giám đốc Học viện Quân y; GS.TS Phạm Gia Khải, Viện trưởng Viện Tim mạch; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm là hậu duệ đời thứ 17 chi Ất.

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên
Khen thưởng cho học sinh Bắc Từ Liêm đã có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua năm học 2022-2023.

Cho đến ngày nay, nghiệp đèn sách như đã ngấm vào máu, vào tinh thần cầu thị, hiếu học của người Đông Ngạc. Ở Đông Ngạc có 23 chi hội khuyến học với 5.182 hội viên. Để công tác khuyến học đi vào chiều sâu đến từng hộ gia đình, nhiều mô hình, phong trào học tập đã được phát động như “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”… Kết quả, hàng năm có 95 - 97% gia đình đăng ký và đạt tiêu chí. Từ năm 2014 đến nay, các chi hội khuyến học đã tổ chức khen thưởng, động viên cho 25.000 lượt học sinh, giáo viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện…

Ông Phan Quốc Bảo (trưởng Phan tộc làng Đông Ngạc) cho hay, 7 chi họ Phan làng Đông Ngạc (gồm Đẩu, Sâm, Khuê, Tương, Cơ, Vệ, Bích) đều chú trọng việc bồi dưỡng cho con cháu. Tính ra, họ Phan làng Đông Ngạc đã nhận được trên dưới 10 bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, vinh danh 400 học sinh đỗ đạt vinh hiển.

Mở rộng ra, tinh thần hiếu học đã và đang được quận Bắc Từ Liêm phát huy mạnh mẽ, trở thành nền tảng cho sự phát triển. Được biết, quận Bắc Từ Liêm hiện có 62 trường học và 247 nhóm lớp mầm non tư thục với 4.927 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân và 70.478 học sinh; trong đó có 43/50 trường công lập đã đạt chuẩn quốc gia, đạt 86%, (có 7 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). Công tác phổ cập giáo dục được giữ vững và nâng cao chất lượng ở cả 3 cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Từ vùng đất khoa bảng tới khát vọng vươn lên

Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Bắc Từ Liêm đón nhận Cờ thi đua của thành phố.

Toàn ngành có 800 sáng kiến được xếp loại cấp quận, 197 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp thành phố. Kết quả thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 được duy trì trong tốp 10 của thành phố, điểm trung bình các môn thi đều tăng so với năm trước. Tại các cuộc thi và những sân chơi trí tuệ, học sinh Bắc Từ Liêm đã đạt hàng ngàn giải thành phố, quốc gia, quốc tế...

Năm học 2022-2023, quận Bắc Từ Liêm có 185 lượt học sinh khối 9 thi đỗ các trường chuyên; có 1.823 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến; 309 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; 51 tập thể lao động tiên tiến; 16 tập thể đạt lao động xuất sắc; 12 tập thể, 13 cá nhân được tặng Bằng khen của thành phố; 12 cá nhân được tặng chiến sĩ thi đua thành phố; 2 tập thể, 10 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo; 1 tập thể được tặng Cờ thi đua Chính phủ...

Đối với câu chuyện giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống hiếu học của "làng khoa bảng" tại Bắc Từ Liêm, TS Nguyễn Viết Chức (Chủ tịch Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long) nhận định: “Các làng khoa bảng đất Thăng Long như là cái nôi để nuôi dưỡng người tài.

Miếng cơm ngụm nước quê hương, nuôi dưỡng ý chí trở thành người tài, trở thành người khoa bảng. Người có tài, có đức mới làm việc được - tiền nhân đã nói rằng “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Có thịnh, có vượng, thì Thủ đô mới thịnh vượng, đất nước mới thịnh vượng được. Nó rất đơn giản, chân lý là vậy”.

Vũ Cường

Đọc thêm

Bài 1: Niềm hân hoan trong kỷ nguyên mới Người Hà Nội

Bài 1: Niềm hân hoan trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Nằm trong “vùng gốm sứ” Bát Tràng, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật đình Giang Cao với ngàn năm tồn tại và là điểm tựa tâm linh cho người dân trong vùng. Chốn linh thiêng này vừa là nơi kết nối cộng đồng với di sản đồng thời vừa là điểm đến văn hóa đặc sắc cho người dân Thủ đô và du khách thập phương.
Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Không cần những tuyên ngôn phô trương, Hà Nội chinh phục lòng người bằng nhịp sống an yên, lòng hiếu khách và chiều sâu văn hóa. Nơi đây, những nguyên thủ quốc gia đến không chỉ để dự hội nghị, mà thong dong đạp xe, dạo hồ, nhâm nhi ly cà phê phố cổ… giữa một Hà Nội rất đỗi thân quen, đáng yêu và đầy sức sống.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Xem thêm