Tag

Hà Nội những ngày mưa bụi

Người Hà Nội 29/02/2024 10:39
aa
TTTĐ - Nếu mùa thu có "đặc sản" gió heo may thì mùa xuân Hà Nội đẹp nhất với những màn mưa bụi. Trong không gian mờ ảo đẹp nao lòng ấy, thành phố như cô gái bước vào độ xuân thì đầy nũng nịu, yêu kiều.
Phát động Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng Hà Nội có thêm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Thủ đô Hà Nội trời rét đậm

Mùa náo nức

Trong những ngày "mưa xuân phơi phới bay" như thế này, không khí lễ hội tràn ngập khắp phố phường, ngõ xóm, làng quê. Với hơn 1.500 lễ hội tổ chức trong năm, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, đây là dịp người Hà Nội náo nức, tưng bừng với nhịp truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Lễ hội được tổ chức không chỉ để tưởng nhớ tiền nhân, giáo dục truyền thống mà còn là một không gian để cố kết cộng đồng. Vào những ngày có hội, cư dân trong vùng sắm sửa lễ vật, ăn vận trang nghiêm, bày lễ hai bên đường khi đám rước đi qua. Có những gia đình lập nghiệp phương xa hoặc di rời khỏi quê hương, đây là lúc họ cùng nhau trở về, trước là lễ ở đình, đền, chùa, sau là tay bắt mặt mừng gặp lại người thân, họ hàng, làng xóm.

Lễ hội vui náo nức
Lễ hội vui náo nức

Không gian lễ hội vì thế trở thành "điểm hẹn" để những người cùng quê hương bản quán, cùng sinh ra và lớn lên, gắn bó với nhau suốt những năm tháng đầu đời trong trẻo cùng ngồi lại bên nhau, "ôn cố tri tân". Còn gì tuyệt vời hơn, trong không khí đầy hoài niệm ấy có một chút mưa xuân rắc bụi, bàng bạc như chất xúc tác giúp cho tình quê hương, làng xóm trở nên đậm đà hơn, sâu lắng hơn.

Trong màn mưa bụi với cái lạnh cuối mùa vẫn còn đang rét đài, rét lộc, nhiều nơi tại Hà Nội cũng tổ chức "ăn Tết lại" với những phong tục độc đáo có từ nhiều đời nay. Trước kia, tục lệ ăn "Tết lại" diễn ra ở nhiều làng quê vùng ngoại thành Hà Nội như: Sóc Sơn, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Oai... nhưng nay chỉ còn một số xã còn tồn tại tục lệ độc đáo này.

Hà Nội những ngày mưa bụi

Theo người dân nơi đây, tục ăn Tết lại rất có ý nghĩa về mặt tình cảm, bởi đó là lúc mà họ được mời anh em, họ hàng ở khắp nơi về chơi. Có lẽ, sau những ngày "Tết chính" nhà nhà, người người còn bận với gia đình riêng, với hai bên nội ngoại thì đây là lúc người ta có thể "mở rộng" hơn, thắt chặt hơn tình anh em, làng xóm.

Dù Tết lại chỉ diễn ra trong vòng một ngày nhưng người dân vẫn gói bánh chưng, làm giò bó, chuẩn bị nhiều món ăn ngon thể hiện tấm chân tình của mình trong ngày gặp mặt kéo dài thêm chút dư vị của những ngày Tết Nguyên đán. Bởi vậy, tháng Giêng là tháng của hội hè nhưng cũng là tháng để người Hà Nội tìm về với truyền thống nhiều hơn, gắn kết với họ tộc làng mạc nhiều hơn.

Những nhịp thong dong

Trong màn mưa bụi mênh mông, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hồ Gươm xao xuyến bao bước chân qua, hồ Tây mịt mờ sóng vỗ. Năm nay ra xuân còn rét nên người Hà Nội mừng vì thoát được "nỗi ám ảnh" mỗi độ xuân về. Đó là hiện tượng nồm ẩm.

Hà Nội mùa mưa bụi
Hà Nội mùa mưa bụi

Mưa bụi đối với người phương xa, đặc biệt từ nơi nắng gió có thể là đặc sản, là nét đẹp mơ màng đầy quyến rũ của Hà Nội nhưng với những người sống lâu năm tại đây, thấu hiểu từng lợi ích, ảnh hưởng của kiểu thời tiết đặc trưng này thì thấy rằng điều gì cũng có hai mặt của nó.

Rất may, mưa trong cái lạnh sẽ giúp người Hà Nội không phải chịu cảnh nhà cửa ẩm mốc hay sũng nước, mang đến tâm trạng chùng xuống. Trong cái lạnh mơ màng này, người ta thong dong thưởng thức nhịp sống chưa vội vã đầu năm.

Sáng sớm bước ra khỏi nhà, ngước lên bầu trời, mưa mỏng như rắc bụi, người ta hỏi nhau, tự hỏi lòng mình có nên mặc áo mưa không? Rồi tùy người, sợ bẩn thì mặc áo mưa nhưng nếu không mặc cũng không đến nỗi ướt sũng.

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Năm nay Tết muộn, mưa bụi đổ xuống tầm này cũng không gặp sắc trắng của những đóa hoa sưa. Hoa năm nay không đẹp như năm ngoái. Cũng đồng nghĩa với việc người dân Hà Nội sẽ bớt đi những "điểm hẹn", những không gian check-in với sưa rộn ràng những góc phố nhỏ.

Vì thế, những việc phiền lòng như tạo dáng quá đà, trèo lên cành, lên cổng hay "dọa ma" với áo dài trắng toát bên hoa sưa trắng muốt rộ lên khiến dư luận phiền lòng như năm ngoái. Dường như năm nay mọi thứ đều diễn ra bình lặng hơn.

Chuyện chen lấn, xô đẩy, nói tục chửi bậy, "chặt chém" trong lễ hội, chuyện cư xử lố lăng nơi đông người dần dần biến mất bởi ý thức người dân được nâng lên. Thay vì "bung xõa" ngoài xã hội, người Hà Nội chọn cách rút về những góc nhỏ tâm tình, sống chất lượng, sống văn minh hơn vì chính bản thân mỗi người.

Đó cũng chính là cách chúng ta biết vì bản thân và vì những người xung quanh.

Bình hoa thu hải đường điểm tô cho sắc xuân Hà Nội
Bình hoa thu hải đường điểm tô cho sắc xuân Hà Nội

Trong khi đó, với sự thong dong bình lặng, người Hà Nội vẫn có những thú vui thưởng thức tháng Giêng theo cách của riêng mình. "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" trong từng góc nhà, với hương trầm ấm áp xua tan cái lạnh và mưa bụi ngoài trời.

Những người phụ nữ Hà Nội khéo léo đảm đang khoe bình hoa lạ mới cắm để mùa xuân này có thêm những hương vị mới. Trong căn phòng ấm áp đèn vàng, trong quán cà phê, tại nơi làm việc... những dự định mới đã bắt đầu triển khai.

Còn ngoài kia, mưa bụi vẫn bay bay, rắc lên phố phường Hà Nội những "gia vị nhớ" bởi gam màu đặc trưng của mùa xuân xứ Bắc.

Đọc thêm

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác Người Hà Nội

Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn: Hạnh phúc khi viết về Bác

TTTĐ - Thuộc thế hệ 8X, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) hạnh phúc khi được góp những ca khúc đong đầy sự biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay với Bác Hồ muôn vàn kính yêu - vị Cha già dân tộc.
Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt... Người Hà Nội

Đưa văn hóa người Hà Nội thành tiêu biểu cho phẩm giá Việt...

TTTĐ - Từ giọng nói, cách ứng xử đến tâm hồn, tính cách... người Hà Nội xưa nay đều được xem như là chuẩn mực cho mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam. Trước quá trình hội nhập và lan tỏa sâu rộng, trước mong muốn và yêu cầu của thời đại, người Hà Nội ngày nay càng phải phát huy những nét xưa lưu dấu, thể hiện được cốt cách, bản lĩnh của mình. Tất cả những điều này là để xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam như được xác định tại Điều 21 Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội

TTTĐ - Là Thủ đô của nhà nước độc lập, cách đây 70 năm, mặt trận Hà Nội đã đóng góp những ý nghĩa quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều năm qua, những dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội tiếp tục được gìn giữ, phát huy để không chỉ người Thủ đô mà Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đến nơi này đều được nhắc nhớ về chiến thắng “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc ta.
Bản hòa ca ngày non sông thống nhất Nhịp điệu cuộc sống

Bản hòa ca ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Là Thủ đô thiêng liêng, trái tim của cả nước, Hà Nội luôn mong muốn non sông liền một dải, hòa bình cho tất cả mọi người. Chính vì thế, Ngày Giải phóng miền Nam chính là ngày hạnh phúc của người Hà Nội nở hoa.
Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn... Người Hà Nội

Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn...

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động năm nay kéo dài, mỗi người, mỗi gia đình đều có kế hoạch cho riêng mình. Để chuyến đi hay những ngày nghỉ thực sự vui trọn vẹn, chúng ta cần chú ý giữ gìn và nâng cao ý thức mọi lúc, mọi nơi.
Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới Người Hà Nội

Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới

TTTĐ - Hà Nội được xếp hạng thứ 97 trong danh sách các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024.
Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công trình nghệ thuật cầu đi bộ Trần Nhật Duật vừa hoàn thiện và đi vào sử dụng góp thêm cho Hà Nội một không gian đặc sắc trong việc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Song Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã ra mắt mô hình điểm “Di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu”, “Thôn văn hóa kiểu mẫu” tại thôn Tháp Thượng. Đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên Người Hà Nội

Chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn lễ hội đền Kim Liên

TTTĐ - Chiều 23/4, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra Lễ hội truyền thống di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Kim Liên (gọi tắt Lễ hội đền Kim Liên).
Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong... Người Hà Nội

Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong...

TTTĐ - Hà Nội những ngày cuối xuân, nắng mới bừng lên báo hiệu sự chuyển tiếp của mùa. Sự tươi trong, mới mẻ ấy mang đến sự nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng kéo theo một vài cái nhăn mặt, nhíu mày khi gặp phải những sự thiếu tế nhị nho nhỏ.
Xem thêm