Tag

Ăn ngô luộc không đảm bảo, tiềm ẩn tác hại cho sức khỏe

Chung tay vì an toàn thực phẩm 10/11/2023 10:31
aa
TTTĐ - Trời se lạnh, thưởng thức bắp ngô luộc nóng hổi bốc khói nghi ngút là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên để ngô nhanh chín, để được lâu mà không bị ôi thiu, nhiều người bán đã thêm các hoá chất độc hại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.

Ngô luộc hóa chất

Để ngô nhanh chín khi luộc, người ta cho 1 - 2 cục pin vào nồi luộc chung, ngô sẽ chín rất nhanh. Theo những người bán ngô luộc lâu năm, khi lấy ngô ở chợ đầu mối ngô không còn tươi vì để lâu ngày, hạt đã khô cứng lại nên luộc bằng củi thông thường sẽ rất lâu và rất tốn nhiên liệu. Khi muốn ăn thì họ sẽ phải luộc riêng, không cho hóa chất vào.

Ngoài ra, ngô luộc buổi sáng thì buổi chiều dễ ôi thiu do vi sinh vật hoạt động. Chính vì vậy, những người luộc ngô bán rong còn cho muối diêm vào ngô giúp ngô không bị ôi thiu. Vì trong muối diêm có chứa nitrit và nitrat là những hóa chất để tiêu diệt vi sinh vật.

Không nên ăn ngô luộc vỉa hè, nhất là những hàng quán không sạch sẽ, không uy tín do việc dùng hoá chất khó phát hiện
Không nên ăn ngô luộc vỉa hè, nhất là những hàng quán không sạch sẽ, không uy tín do việc dùng hóa chất khó phát hiện

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa (Hà Nội), muối diêm vẫn được sử dụng trong ngành công nghệ chế biến thực phẩm nhưng đều có các khuyến cáo liên quan tới liều lượng do vượt ngưỡng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe.

Muối diêm được phép dùng làm phụ gia thực phẩm để bảo quản thịt, lạp xưởng, phomat… Theo quy định cho phép dùng tới 500mg/kg sản phẩm lạp sườn, dăm bông, xúc xích, thịt chế biến và 50mg/kg phomat. Khi muối diêm có lẫn nhiều tạp chất là kim loại nặng thì không được dùng cho thực phẩm mà chỉ dùng trong công nghiệp. Nếu dùng quá giới hạn có thể gây rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa thành chất gây ung thư, nhất là ung thư gan, dạ dày.

Khi muối diêm có lẫn với các kim loại nặng (như trong pin) thì càng không được dùng cho thực phẩm mà chỉ có thể sử dụng trong công nghiệp. Hấp thụ một lượng lớn muối diêm có thể gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa... về lâu dài cũng thể thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư.

Ăn ngô đúng cách

Ngô chứa lượng lớn chất xơ, kali và các chất oxy hóa. Trong 100g ngô hạt cung cấp 342 calo cho cơ thể, do đó ngô được coi là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể. Một cốc ngô cung cấp 18,4% lượng chất xơ cho cơ thể cần mỗi ngày, giúp hỗ trợ và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa như táo bón, trĩ, ung thư ruột kết.

Theo các chuyên gia, ngô luộc có thể ăn hàng ngày nhưng bạn cần lưu ý liều lượng ngô nạp vào cơ thể. Bạn chỉ nên ăn 1 bắp ngô luộc có kích thước vừa phải mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

Khi ăn quá nhiều ngô có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe như kích hoạt bệnh tự miễn. Ngoài ra ngô có thể gây khó chịu cho niêm mạc ruột. Các protein trong ngô là gluten có thể làm xáo trộn hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngô có chỉ số đường huyết cao, nên dễ dàng chuyển đổi thành đường trong cơ thể, gây ra phản ứng insulin, làm tình trạng viêm thêm trầm trọng. Đặc biệt khi ăn ngô sống sẽ có thể gây rối loạn đường ruột, tiêu chảy.

Thực chất ngô không phải là một loại rau mà là một loại ngũ cốc, do đó ngô không lành như ta tưởng nên nhiều người thường lầm tưởng rằng ăn càng nhiều càng tốt
Thực chất ngô không phải là một loại rau mà là một loại ngũ cốc, nên nhiều người thường lầm tưởng rằng ăn càng nhiều càng tốt

Theo các chuyên gia, những người sau đây không nên ăn ngô. Thứ nhất là những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí có khi còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa.

Ngoài những người tiêu hóa kém không ăn được ngô thì những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản cũng không được ăn ngô.

Bên cạnh đó, Xenlulo trong ngô rất phong phú, sau khi ăn sẽ bị cản trở quá trình hấp thụ và bổ sung protein, dẫn đến lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, những người có sức đề kháng kém nên ăn ít ngô, vì nó có khả năng gây hại cho một số cơ quan.

Những người lao động chân tay thường rất tốn sức, cần nhiều calo và năng lượng để hỗ trợ, trong khi năng lượng và calo trong ngô tương đối ít. Những người lao động chân tay trong thời gian dài không nên ăn ngô như một loại lương thực chính.

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi, vì vậy tốt nhất là không nên ăn ngô, vì chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.

Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi bạn ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.

Nguy hại khôn lường từ món tiết canh lợn Nguy hại khôn lường từ món tiết canh lợn

TTTĐ - Thời gian qua, nhiều cơ sở y tế liên tục tiếp nhận các ca bệnh nặng, nguy kịch... do nhiễm liên cầu khuẩn ...

Những thực phẩm dễ khiến gan nhiễm độc Những thực phẩm dễ khiến gan nhiễm độc

TTTĐ - Thực phẩm "bẩn" (thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sử dụng hóa chất không an toàn…) là vấn đề gây nhức nhối ...

Thực phẩm siêu chế biến có thể gây nghiện Thực phẩm siêu chế biến có thể gây nghiện

TTTĐ - Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng 14% người lớn và 12% trẻ em có dấu hiệu nghiện thực phẩm chế ...

Đọc thêm

Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn TP Hà Nội”.
Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (52 tuổi, ở Thanh Hóa) với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi, theo dõi xơ gan.
Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm

TTTĐ - Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở hành nghề dược tư nhân và 5 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành.
Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc

TTTĐ - Thời gian qua, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm chất lượng thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó, kịp thời phát hiện những vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật, cung cấp nguồn cung thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh

TTTĐ - Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu

TTTĐ - Nấu cỗ lưu động đang rất hút khách trong thời buổi này. Từ tiệc tân gia, chúc thọ, đến cưới hỏi, thôi nôi, đám giỗ... phần đông người dân đều chọn giải pháp thuê nấu ăn bởi sự thuận tiện, nhanh gọn của loại hình dịch vụ này.
Cách chọn rau quả trái vụ an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn

TTTĐ - Những năm trở lại đây, người ta có thể thưởng thức một loại quả mà không cần phải chờ đợi đến vụ mùa chính thức mà vẫn có thể mua được những khi trái vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi có loại không đảm bảo chất lượng thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.
Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại

TTTĐ - Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... Tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa

TTTĐ - Dị ứng sữa là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường chủ quan trước tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ.
Xem thêm