Tag
Những lối nhỏ lan tỏa văn hóa Việt

Bài cuối: Hành trình phục dựng nghệ thuật cổ Cảnh Thái Lam của nghệ nhân 9x

Người Hà Nội 04/06/2023 10:09
aa
TTTĐ - Tưởng chừng đã bị quên lãng sau hơn 1 thế kỷ biến mất, môn nghệ thuật cổ Cảnh Thái Lam đang dần “tái sinh” qua bàn tay của nữ nghệ nhân 9X Nguyễn Hoàng Anh.

Bài 1: Nghệ nhân già bền bỉ với nghệ thuật độc đáo hát múa Ải Lao Bài 2: Cùng sân khấu thu nhỏ, con rối Việt đi khắp năm châu Bài 3: Nghệ nhân giữ sức sống làng nghề ngay tại sân nhà

Bài 4: Nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu - hành trình miệt mài khôi phục và lan tỏa giá trị con giống bột

Từ triều đại Nguyễn, Cảnh Thái Lam (hay còn gọi là Cảnh Pháp Lam) đã du nhập vào Việt Nam, được coi là một loại di sản vật thể rất đặc biệt. Pháp lam được trang trí trên các công trình kiến trúc hoặc đồ gia dụng với nhiều màu sắc, có tính thẩm mỹ cao nên được vua chúa yêu ái hiện hữu nơi các cung điện, lăng tẩm ở cố đô Huế. Thời gian tồn tại và hoạt động của các xưởng chế tác pháp lam của triều Nguyễn, từ lúc khai sinh đến khi thoái trào và chấm dứt hoàn toàn chỉ hơn 60 năm.

Hồi sinh nghệ thuật cổ trong hình hài mới

Nằm tại tầng ba trong một khu chung cư cũ tại số 11B phố Nguyễn Siêu, cửa tiệm mang tên “Họa Gấm” của nữ nghệ nhân Nguyễn Hoàng Anh chỉ vỏn vẹn 27m2. Trong đó trưng bày đủ sản phẩm thủ công đã được chế tác, các loại màu sắc, nguyên liệu, dụng cụ và một chiếc bàn gỗ lớn để làm việc.

Nghệ thuật cổ Cảnh Thái Lam qua bàn tay của nghệ nhân 9x
Nghệ thuật cổ Cảnh Thái Lam qua bàn tay của nghệ nhân 9X

Cửa tiệm của nữ nghệ nhân không biển hiệu, là một chiếc xưởng nhỏ thì đúng hơn nhưng giản dị, đầy ắp ánh sáng từ ô cửa, nghe loáng thoáng âm thanh nhộn nhịp của khu phố. Tại đó, nữ nghệ nhân Hoàng Anh đang gò tấm lưng, cặm cụi uốn những dây tơ đồng trên một mặt phẳng kim loại.

Biết đến nghệ thuật Cảnh Thái Lam từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, nhưng phải tận đến khi tốt nghiệp thì Hoàng Anh mới có định hướng rõ ràng. Cô dành ra 1 năm chỉ để nghiên cứu sâu, tìm hiểu về nghệ thuật cổ này thông qua các tài liệu nước ngoài (Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản), tham khảo video về các phương pháp chế tác với mong muốn hồi sinh kỹ thuật làm pháp lam.

Sau cả một quá trình tiếp cận với tất cả các phương thức chế tác kỹ nghệ Cảnh Thái Lam, nữ nghệ nhân nhận thấy kỹ thuật truyền thống vô cùng cầu kỳ, phức tạp, phải trải qua “thất biểu thiêu” nghĩa là trải qua 7 lần nung nấu ở nhiệt độ 600 độ C trong lò nung và 108 bước phụ mới có thể hoàn thiện sản phẩm.

Góc nhỏ để đồ nghề tạo tác
Góc nhỏ để đồ nghề tạo tác

Do đó, để có thể đưa nghệ thuật đã thất truyền quay trở lại, tiếp cận gần hơn với mọi người, nữ nghệ nhận đã dành thêm 2 năm để thử nghiệm, tìm kiếm nguyên liệu tốt nhất, tối ưu hóa nghệ thuật gốc xuống còn 3 công đoạn: Uốn tơ đồng, điểm lam và tráng men.

Để phân biệt với Cảnh Thái Lam gốc, Hoàng Anh kể: “Tôi đã đặt tên là “Họa Kim Sa” theo đúng trình tự các bước thực hiện, trong đó họa là vẽ, kim là nguyên liệu kim loại tạo nên hình hài bức tranh và sa là cát màu tạo nên linh hồn bức tranh”.

Chốc lát khi đang trò chuyện, căn phòng vang lên tiếng chuông điện thoại của khách gọi đến tư vấn về tranh, nữ nghệ nhân lại dừng tay để lại lớp keo mới đổ, chờ se mặt để cố định những sợi dây tơ đồng. Quay lại sau 15 phút lắng nghe khách hàng, Hoàng Anh tiếp tục câu chuyện dang dở: “Lúc đầu khi tôi đưa nghệ thuật này về, sau khi cải tiến, biến đổi kỹ thuật gốc rồi mọi người vẫn kêu khó.

Tuy nhiên thì để nghệ thuật không bị mất cái vẻ đẹp cốt yếu, khi làm ra một bức tranh từ phương pháp Họa Sa Kim thì cần phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, đôi khi là một chút hoa tay. Bởi một cái nghệ thuật được coi là Quốc bảo tuyệt nghệ là một trong tám kỹ thuật nổi tiếng nhất của nước Yên thì khó là đương nhiên”.

Sau khi hoàn tất công đoạn uốn tơ đồng vàng, đôi bàn tay khéo léo, đầy kiên nhẫn của cô lại tỉ mỉ, lấy chiếc bay xúc từng lượng màu và nước cân bằng tỉ lệ với nhau để khi đổ màu vào khuôn không bị loang ra các phần bên cạnh, rồi tay còn lại cầm nhíp gắp từng chút lấp đầy từng góc nhỏ. Nhìn kỹ thuật có vẻ đơn giản nhưng trong đó là sự đúc kết sau bao lần nghiên cứu và thử nghiệm của nữ nghệ nhân trẻ.

Theo Hoàng Anh, cái đẹp của nghệ thuật Cảnh Pháp Lam chính là tạo ra những mảng màu loang bắt mắt, hài hòa, lấp lánh ánh kim từ những hạt cát nhỏ thạch anh được xay nhuyễn. Vì vậy để hoàn thiện một sản phẩm, thợ nghề lành nghề cần mất từ 7-10 ngày, thậm chí là hơn tùy theo độ khó.

Tác phẩm thành hình
Tác phẩm thành hình

Mong muốn đưa nghệ thuật cổ Cảnh Thái Lam đến gần hơn với thế hệ trẻ, Hoàng Anh đã nảy ra ý tưởng ứng dụng Họa Kim Sa trong trang trí các sản phẩm lưu niệm, đồ dùng hàng ngày như: ốp điện thoại, lót để cốc, gương... Là người đam mê các dòng tranh dân gian Ðông Hồ, tranh Hàng Trống, nên những sản phẩm qua bàn tay tinh tế của Hoàng Anh đều trở lên sinh động với hình ảnh: Em bé ôm gà; Em bé ôm vịt; Gà đàn; Lợn đàn; Lý ngư vọng nguyệt…

Các họa tiết của các dòng tranh dân gian góp phần giúp cho nghệ thuật cổ phát huy phong độ hết mức, trở nên chân thực, sống động qua từng công đoạn. Đây chắc hẳn là một sự tái sinh mới khi có sự giao thoa giữa nét cổ truyền và hiện đại để tiếp cận hơn với thời đại mới. Một nghệ thuật tưởng chừng như biến mất cả hơn 1 thế kỷ nhưng nhờ tình yêu văn hóa nghệ thuật của nữ nghệ nhân trẻ đã từng bước quay trở lại từ những đồ vật rất đỗi đời thường.

Đề cao trải nghiệm để lưu truyền

Dành 6 năm để nghiên cứu, phục hồi, giữ gìn, phát triển nghệ thuật Họa Kim Sa, nữ nghệ nhân đã cho ra đời biết bao sản phẩm mang dáng dấp văn hóa cổ truyền đi khắp nơi. Từ đó, tạo ra cái nguồn lợi cho bản thân cũng như trên con đường đó thì tạo giá trị cho cộng đồng. “Tôi cũng mong rằng những gì tôi gom góp, nghiên cứu, tìm hiểu được sẽ có thể tiếp cận tới nhiều bạn trẻ yêu nghệ thuật, văn hóa cổ truyền hơn.

Trên nền có sẵn họ có thể tự do sáng tạo các sản phẩm của riêng mình để kiếm thu nhập cũng như tiếp tục sứ mệnh giữ nghề, bảo tồn nghệ thuật cổ không thất truyền thêm một lần nào nữa. Việc vừa phải đáp ứng là nghệ thuật cổ vừa phải nhanh và mang tính giải trí, thì chúng tôi đề cao sự trải nghiệm của mọi người với môn nghệ thuật cổ. Tức là cung cấp cho họ những nguyên vật liệu, công thức làm, hướng dẫn họ thông qua các video clip hoặc tổ chức những workshop trực tiếp”, Hoàng Anh kể về những định hướng.

Nghệ thuật có tính ứng dụng cao
Nghệ thuật có tính ứng dụng cao

Dứt câu, cũng là lúc nữ nghệ nhân hoàn thành xong công đoạn đổ màu bức tranh “lợn đàn”, cô bảo cần phải đợi tầm 1 ngày để đổ keo mềm epoxy resin thay thế cho bước gia nhiệt ở 6000C bằng tráng men.

“Sự thay thế này giúp các bước thực hiện trở nên dễ dàng hơn, nhiều người có thể tự tay làm những sản phẩm trang trí ứng dụng trong cuộc sống mà vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của các sản phẩm làm theo kỹ thuật cổ”, nữ nghệ nhân dừng tay, mỉm cười mãn nguyện sau khi công việc được hoàn tất.

Đọc thêm

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô Người Hà Nội

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô

TTTĐ - Tại thị xã Sơn Tây, trong vài năm gần đây, các sản phẩm kinh tế đêm hoạt động hiệu quả khiến bức tranh kinh tế sau 18h ở địa phương này có nhiều khởi sắc.
Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm