Tag

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

Người Hà Nội 14/11/2024 10:29
aa
TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Bài 3: Hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô Kiên quyết không để phát sinh vi phạm vùng bãi, ven đê sông Hồng

Đã có công cụ pháp lý

Hà Nội đang tập trung thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW 2021, Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 của Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, chủ trương, chính sách, quyết định của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; nhiều Nghị quyết của Thành ủy, chương trình hành động của UBND thành phố, cho công cuộc phát triển quy hoạch - kiến trúc xứng đáng tầm vóc Thủ đô của đất nước.

Đặc biệt, Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 của Bộ Chính trị nhấn mạnh việc coi nguồn lực văn hóa là nguồn lực mới để phát triển Thủ đô. Bên cạnh đó, Nghị quyết 12 của Chính phủ để hiện thực hóa 15-NQ/TW 2022 có đưa ra vấn đề giao cho Hà Nội xây dựng không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/Ttg ngày 26/07/2011 cũng định sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch.

Để bắt tay vào triển khai, 4 quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ, đã tổ chức Cuộc thi tuyển “Ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực Bãi Giữa và bãi ven sông Hồng”. nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo độc đáo, khai thác hiệu quả quỹ đất khu vực bãi nổi giữa và bãi bồi ven sông Hồng thuộc địa bàn thành công viên văn hóa xứng tầm tại khu vực.

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Nhiều vấn đề đặt ra

Hiện nay, các quận có diện tích liên quan đến dọc sông Hồng như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên, cũng đồng quan điểm là không phát triển đô thị tại bãi Giữa sông Hồng mà đi vào khai thác mặt nước, cảnh quan, không gian dành cho cộng đồng; khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, đặc biệt là bề dày dọc sông Hồng gắn với giao thông đường thủy của ông cha trước đâ

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi xác định đây là cơ hội để phát huy lợi thế cảnh quanh mặt nước, tăng khả năng tiếp cận của sông Hồng với khu vực nội đô, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân tại khu vực có mật độ dân cao, thiếu không gian công cộng” – ông Long nói.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết, khu vực Bãi Nổi, Bãi Giữa sông Hồng là khu vực cần giải quyết nhiều vấn đề về hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng. Vì thế, cần được xử lý theo giai đoạn và theo thứ tự ưu tiên, trước hết là hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung (vật liệu đảm bảo bền vững trong môi trường nước), tiếp đó là hệ thống giao thông tiếp cận đường bộ, đường thủy kết nối đa phương thức gắn với các giải pháp đảm bảo an toàn thoát lũ, thích ứng với điều kiện thủy văn.

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng
Nhóm tác giả đoạt giải Nhì trong cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi Giữa và bãi ven sông Hồng”. Phương án Công viên Quai Vạc Xanh của Liên danh Green Lungs Hanoi nêu ý tưởng về công trình Cầu Trung Tâm, đúng với tên gọi của nó giúp kết nối hai bên bờ lại với nhau, từ đô thị, đến với thiên nhiên, kết nối con người với không gian cây xanh.

"Cần phải chú trọng đến giao thông phải kết nối đường thủy và đường bộ; hạn chế tối đa bê tông hóa đối với khu vực Bãi Giữa. Đặc biệt, phải giữ và khai thác được cầu Long Biên. Điều này đặt trách nhiệm cao cho Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường bộ. Cần xác định cầu Long Biên là một thông số quan trọng và tất yếu, có vị trí xứng đáng trong bất kỳ quy hoạch nào" - ông Hà nhấn mạnh một lần nữa.

Trong khi đó, TS. KTS Nguyễn Hoàng Minh, nhắc đến không gian bãi giữa sông Hồng, không thể quên một di sản đô thị của Hà Nội đó là cầu Long Biên, một công trình đặc biệt, kết cấu thép đặc biệt và một kết nối có giá trị đặc biệt qua sông Hồng, kết nối với không gian xanh Bãi Giữa sông Hồng. Hai yếu tố này là hai thành phần cấu trúc không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn là sự kết nối văn hóa, lịch sử, là nhân chứng lẫn nhau về sự biến đổi qua thời gian. Bởi thế, tương lai của Công viên văn hóa Bãi Giữa sông Hồng gắn với tương lai của cầu Long Biên. Hai cấu trúc này không thể và không nên tách rời bởi dấu ấn của thời gian, lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng
Bãi Giữa sông Hồng

KTS Nguyễn Văn Tuyên (Đại học Xây dựng) chia sẻ: "Tiếp cận về lý thuyết hành lang xanh, tôi cho rằng phát triển Bãi Giữa sông Hồng là một tầm nhìn của Thủ đô. Tuy vậy, khó khăn hiện tại là chúng ta muốn thiết lập không gian cố định trong hành lang thoát lũ và việc kiểm soát hoạt động xây dựng trái phép, đổ rác thải và phế liệu xây dựng. Nhưng đây là cơ hội để phát triển mô hình sinh thái trên cơ sở tiềm năng tự nhiên và tiếp nối tinh thần danh hiệu Thành phố Sáng tạo".

Ông Tuyên cũng đưa ra 5 mô hình phát triển Bãi Giữa. Đó là mô hình: Công viên chuyên đề, sinh thái; Công viên chuyên đề khoa học công nghệ phát huy vị thế của 4 quận lịch sử; Công viên nông nghiệp quốc gia để phát huy quỹ đất, hình thành khu vực sản xuất nông nghiệp cao; Công viên văn hóa quốc gia; Công viên thảo dược quốc gia.

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng
Cả 2 đề án tham dự "Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng" đều tập trung vào việc khai thác, phát triển cảnh quan sinh thái ở khu vực này, không tập trung vào xây dựng đô thị.

Nhanh chóng bắt tay vào triển khai, mới đây, 4 quận trên đã tổ chức "Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng” để tập trung các ý tưởng nhằm khai thác khu vực sông Hồng một cách hiệu quả. Cuộc thi không có giải Nhất, mà chỉ có 2 giải Nhì. Cả 2 đề án này đều tập trung vào việc khai thác, phát triển cảnh quan sinh thái ở khu vực này, không tập trung vào xây dựng đô thị.

Có thể thấy, những động thái này đang cho thấy quyết tâm của Hà Nội trong việc hiện thực hóa "giấc mơ" Công viên văn hóa ven sông Hồng, cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động, cũng như Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đọc thêm

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TTTĐ - Giáo dục đạo đức trong nhà trường không những ngăn chặn bạo lực học đường mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai cho Thủ đô và đất nước. Bởi lẽ, như khi nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đức và tài là hai điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân phát huy năng lực, cống hiến trí tuệ và tâm sức, sống sáng tạo và có trách nhiệm, xây dựng Tổ quốc ngày càng phát triển.
Bồi đắp tình yêu Hà Nội cho học sinh từ môn Hà Nội học Người Hà Nội

Bồi đắp tình yêu Hà Nội cho học sinh từ môn Hà Nội học

TTTĐ - TP Hà Nội đang triển khai đưa môn Hà Nội học vào các trường học. Điều này sẽ giúp học sinh hiểu hơn về vùng đất, con người Hà Nội, phát huy các giá trị vốn có của mảnh đất ngàn năm văn hiến, từ đó tăng thêm lòng tự hào, khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ để xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Chuyện những người nước ngoài “phải lòng” phố cổ Người Hà Nội

Chuyện những người nước ngoài “phải lòng” phố cổ

TTTĐ - Phố cổ Hà Nội, nơi chứa đựng bề dày lịch sử lâu đời, lối kiến trúc độc đáo và không gian văn hóa sống động, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với khách du lịch mà còn với người nước ngoài tìm kiếm cơ hội để định cư và kinh doanh. Một bộ phận rất lớn khách ngoại quốc không dừng lại ở việc thuê nhà, họ còn muốn trở thành một phần của phố cổ, để hòa mình vào dòng chảy văn hóa và những trải nghiệm hiếm có.
Xem thêm