Tag

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

Người Hà Nội 21/11/2024 14:45
aa
TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông Phát huy tinh thần đoàn kết và nguồn lực văn hóa Vinh danh nhà giáo tiêu biểu quận Tây Hồ Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

Hiện tại, quận Tây Hồ sở hữu 71 di tích, bao gồm 18 chùa, 20 đình, và 33 đền, miếu, am. Trong số đó, 42 di tích đã được xếp hạng, gồm 24 di tích cấp quốc gia và 18 di tích cấp thành phố. Còn lại 29 di tích chưa được xếp hạng.

Những hiện vật quý giá tại đây bao gồm 102 bia đá, 165 câu đối, 140 bức hoành phi, 18 chuông cổ, 60 sắc phong thần, cùng hơn 300 pho tượng chế tác từ đồng, gỗ, đá.

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ phát biểu tại hội nghị
Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Bùi Thị Lan Phương phát biểu tại hội nghị

Ngoài hệ thống di tích quanh Hồ Tây, từ năm 2023, quận Tây Hồ đã có 3 di sản được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, nghề làm xôi ở phường Phú Thượng, và nghề ướp trà sen tại Quảng An. Dự kiến, đầu năm 2025, nghề trồng đào và lễ hội đình Nhật Tân cũng sẽ được bổ sung vào danh mục này.

Phó Chủ tịch UBND quận Bùi Thị Lan Phương cho biết, trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa luôn được quận quan tâm thực hiện nghiêm túc. Nhiều nguồn lực đã được đầu tư để trùng tu, tôn tạo các di tích xuống cấp. Hoạt động này nhận được sự đồng thuận cao từ người dân và chính quyền địa phương.

Các nỗ lực bảo tồn đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, cách mạng, đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ di sản trong cộng đồng.

Quận Tây Hồ khen thưởng các cá nhân có đóng góp cho việc bảo vệ, gìn giữ di sản
Ông Nguyễn Lê Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ trao khen thưởng các tập thể có đóng góp cho việc bảo vệ, gìn giữ di sản

“Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam không chỉ là dịp để đánh giá những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn di sản văn hóa mà còn nhằm quảng bá giá trị di sản đến cộng đồng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa”, bà Lan Phương chia sẻ.

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBND quận Tây Hồ đã xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2023 - 2025. Hằng năm, các kế hoạch cụ thể được ban hành để rà soát, đề xuất nội dung thực hiện hiệu quả.

Đặc biệt trong năm 2024, quận đã hoàn thiện hồ sơ công nhận nghề làm xôi tại Phú Thượng và nghề ướp trà sen Quảng An vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Các hồ sơ đề xuất công nhận nghề trồng đào và lễ hội đình Nhật Tân cũng đang được hoàn thiện.

Bên cạnh đó, quận đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng công nhận Đôi rồng đá bậc thềm đình Trích Sài là Bảo vật Quốc gia.

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng, Phó Bí thư Thường trực quận uỷ Tây Hồ trao khen thưởng các tập thể có đóng góp cho việc bảo vệ, gìn giữ di sản
Bà Trần Thị Thu Hường, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận uỷ Tây Hồ trao khen thưởng các cá nhân có đóng góp cho việc bảo vệ, gìn giữ di sản

Để phát huy hiệu quả các giá trị di sản, bà Bùi Thị Lan Phương nhấn mạnh, cần có thêm các giải pháp sáng tạo để thu hút sự tham gia của cộng đồng. Việc bảo tồn phải gắn với phát triển, đảm bảo tính cổ kính và trang nghiêm của di tích, đồng thời tăng cường tuyên truyền để thế hệ trẻ hiểu và trân trọng giá trị di sản.

Quận cũng khuyến khích mỗi người dân đóng vai trò “hướng dẫn viên du lịch” trong việc giới thiệu văn hóa địa phương, hướng tới xây dựng một hình ảnh Tây Hồ “xanh, hiện đại và bền vững”.

Đồng chí Trần Thị Thu Hường, Trưởng ban Tuyên giáo Quận uỷ Tây Hồ trao khen thưởng các cá nhân có đóng góp cho việc bảo vệ, gìn giữ di sản
Bà Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ trao khen thưởng các cá nhân có đóng góp cho việc bảo vệ, gìn giữ di sản

“Trong bối cảnh Hà Nội đẩy mạnh công nghiệp văn hóa, việc bảo tồn và phát huy di sản không chỉ nâng cao giá trị du lịch mà còn định hình thương hiệu Tây Hồ trên bản đồ văn hóa Thủ đô. Đây là hướng đi bền vững, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như đáp ứng kỳ vọng của người dân Tây Hồ nói riêng và cả nước nói chung”, bà Phương khẳng định.

Đọc thêm

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô Người Hà Nội

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

TTTĐ - Trước thông tin về khả năng tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên đi các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng UBND huyện Cô Tô đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp vận tải hành khách để làm rõ vấn đề.
Xem thêm