Tag

Các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao

Muôn mặt cuộc sống 28/03/2024 18:21
aa
TTTĐ - Trước tình hình diễn biến của loại tội phạm công nghệ cao trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa xã hội, Công an TP Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao sử dụng nhằm cảnh báo đến người dân để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ cao Nhiều nạn nhân tiếp tục “sập bẫy” tội phạm lừa đảo công nghệ cao Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới của tội phạm công nghệ cao

Công an TP Hà Nội cho biết thời gian vừa qua, Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố chủ động phối hợp với các ban, ngành tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố, triển khai đồng bộ các biện pháp, hình thức tuyên truyền về cả phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định trong công tác phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, triệt để lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.

Trước tình hình diễn biến của loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa xã hội, Công an TP Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao sử dụng nhằm cảnh báo đến người dân để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.

Thủ đoạn thứ 1: Giả danh là cán bộ của các cơ quan nhà nước yêu cầu người dân kê khai, bổ sung thông tin căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử... hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng, truy cập website giả mạo, sau đó chiếm quyền sử dụng thiết bị, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt.

Các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao
Ảnh minh họa

Thủ đoạn thứ 2: Mời người dân tham gia các hội, nhóm, câu lạc bộ hẹn hò… Sau đó, yêu cầu người bị hại tham gia mua các gói sử dụng dịch vụ, nâng cấp tài khoản, thực hiện nhiệm vụ bình chọn cho gái mại dâm trá hình trên các website do đối tượng tạo lập, có máy chủ đặt tại nước ngoài… để dụ dỗ người bị hại tham gia, sau đó lấy nhiều lý do để yêu cầu người bị hại chuyển tiền thực hiện các nhiệm vụ rồi chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 3: Đánh cắp quyền truy cập các tài khoản mạng xã hội, sử dụng mạo danh chủ tài khoản nhắn tin đề nghị chuyển hộ tiền, vay tiền hoặc mua thẻ cào điện thoại gửi cho chúng.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền, yêu cầu chuyển tiền thông qua hình thức thực hiện các cuộc gọi video call để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí, giả tạo các tình huống khẩn cấp cần phải chuyển tiếp gấp... Khi thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng sẽ phát lại video dưới hình thức mờ ảo, chập chờn như đang ở nơi sóng yếu làm cho người dân tin tưởng là thật và chuyển tiền cho đối tượng chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 4: Đăng tin có nội dung tuyển dụng việc làm online. Sau đó, giả danh nhân viên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki... để tuyển dụng, giao việc và yêu cầu bị hại ứng tiền chuyển khoản thanh toán các đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử trên, sau đó chiếm đoạt tiền của bị hại đã chuyển và cắt liên lạc với bị hại.

Thủ đoạn thứ 5: Lập công ty chứng khoán, website tổ chức kinh doanh sàn ngoại hối (forex), tiền điện tử (altcoin) giả để giới thiệu, dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham gia đầu tư tiền vào các sàn giao dịch điện tử. Sau một thời gian, sàn giao dịch thông báo dừng hoạt động để bảo trì, hoặc lỗi không truy cập được, khách hàng không đăng nhập được để rút tiền hoặc bị mất hết tiền kỹ thuật số trong tài khoản.

Thủ đoạn thứ 6: Lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội đăng tải thông tin: “Tuyển người mẫu nhí từ 2 - 15 tuổi. Thu nhập tại gia cùng bé từ 7-15 triệu đồng/tháng, hoa hồng hấp dẫn”. Để bé được xét tuyển chính thức, các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân lần lượt hoàn thành các "nhiệm vụ mua sản phẩm" sau đó chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 7: Mạo danh nhân viên nhà mạng gọi điện, nhắn tin cho chủ thuê bao đe dọa khóa sim điện thoại do chủ thuê bao chưa “chuẩn hóa thông tin hoặc lấy lý do hỗ trợ khách hàng nâng cấp SIM từ 3G lên 4G", yêu cầu khách hàng làm theo cú pháp, truy cập đường link do chúng cung cấp. Yêu cầu chủ thuê bao phải cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng… sau đó đối tượng chiếm quyền kiểm soát SIM, bẻ khóa, truy cập vào các tài khoản của chủ thuê bao gắn với số điện thoại cá nhân.

Thủ đoạn thứ 8: Thông qua mạng xã hội Facebook (tin nhắn Messenger), giả mạo là người nước ngoài kết bạn, làm quen với nạn nhân, nhằm tán tỉnh, yêu đương, rồi đề nghị chuyển quà như trang sức, mỹ phẩm và ngoại tệ số lượng lớn qua đường hàng không về Việt Nam để làm quà tặng; sau đó giả danh nhân viên sân bay, nhân viên giao hàng… yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho chúng với lý do làm thủ tục nhận hàng, nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn thứ 9: Đối tượng gọi điện đến các thuê bao di động, hoặc qua mạng xã hội giới thiệu là có người nhà làm trong các công ty xổ số có khả năng biết trước kết quả, sau đó đối tượng gửi số lô, số đề; hứa cung cấp tiền để nạn nhân mua số lô, số đề, chia phần trăm hoa hồng cho đối tượng; sau đó đối tượng thông tin hết tiền, đề nghị nạn nhân ứng tiền mua số lô, số đề. Nếu may mắn trúng số lô, số đề, nạn nhân gửi tiền hoa hồng cho đối tượng và bị chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 10: Giả làm nhân viên ngân hàng gọi điện thông báo có chương trình tri ân khách hàng, đề nghị nạn nhân cung cấp số điện thoại đăng ký dịch vụ internet banking và mã xác thực OTP. Sau đó chiếm quyền sử dụng dịch vụ internet banking.

Thủ đoạn thứ 11: Tạo ra các ứng dụng, website cho vay tiền, quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Zalo) với mục đích tìm người muốn vay tiền để thực hiện hành vi lừa đảo.

Thủ đoạn thứ 12: Đối tượng tạo lập các trang, tài khoản mạng xã hội (chủ yếu trên Zalo, Facebook), sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng, cung cấp những nội dung không có thật về cơ quan, tổ chức, cá nhân đang gặp hoàn cảnh khó khăn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ; cung cấp tài khoản ngân hàng, đề nghị, kêu gọi chuyển tiền trợ giúp. Nếu người muốn trợ giúp chuyển tiền thì bị đối tượng chiếm đoạt.

Các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao

Thủ đoạn thứ 13: Đối tượng lập các hộp thư điện tử tương tự gần giống (có thể thêm, bớt một vài chữ, số..) với hộp thư điện tử của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất có thực hiện các giao dịch bằng thư điện tử, mạo danh đối tác sau đó liên hệ đề nghị các tổ chức, cá nhân chuyển tiền thanh toán hợp đồng vào tài khoản ngân hàng của đối tượng và chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 14: Đăng ký các tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo) giả, sau đó, tìm kiếm những người bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội để kết bạn và nhắn tin mua hàng, đối tượng sẽ tạo cớ chuyển tiền mua hàng không thành công, đề nghị người bán hàng truy cập vào trang web giả mạo của ngân hàng để nhập đầy đủ thông tin như: Tên tài khoản, số tài khoản và mã OTP để hoàn tất thủ tục nhận tiền, sau đó chiếm đoạt quyền sử dụng dịch vụ Internet banking của tài khoản ngân hàng đó và ngay lập tức sẽ rút toàn bộ số tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Thủ đoạn thứ 15: Giả danh là nhân viên của đơn vị phát hành thẻ tín dụng, gọi điện thoại tư vấn các chủ thẻ tín dụng rút tiền mặt qua phần mềm; sau khi nạn nhân đồng ý, các đối tượng yêu cầu chụp hình 2 mặt thẻ tín dụng và cung cấp mã OTP; sau đó chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 16: Giả mạo đầu số, giả là nhân viên Bưu điện, Bưu cục, Trung tâm y tế, Cảnh sát... thông báo về việc người bị hại đang nợ tiền cước điện thoại, có bưu phẩm gửi ở các bưu điện lâu ngày không đến nhận, thiếu nợ tiền ngân hàng do người khác lấy CMND đăng ký mở tài khoản ngân hàng, liên quan đến các vụ án, vụ việc vi phạm luật giao thông đường bộ...; sau đó hướng dẫn người bị hại thực hiện các thao tác từ đó để chuyển tiền vào tài khoản của chúng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn thứ 17: Đối tượng sử dụng mạng Zalo, Facebook, sim không chính chủ lập trang mạng bán xe máy, laptop rẻ, hàng trốn thuế, khi người dân liên hệ đăng ký mua, chúng sẽ yêu cầu chuyển một số tiền nhất định để làm tin. Sau đó thông báo thời gian giao hàng, gần đến thời gian giao hàng chúng yêu cầu người bị hại chuyển thêm tiền để làm thủ tục, giấy tờ, sau khi người bị hại chuyển tiền xong sẽ chiếm đoạt và chặn số liên lạc.

Thủ đoạn thứ 18: Lập ra các Fanpage trên mạng xã hội Facebook, đăng tải thông tin, hình ảnh về các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ nước ngoài đang được giảm giá để thu hút khách hàng, yêu cầu khách mua hàng phải thanh toán tiền trước hoặc đặt cọc 50% giá trị sản phẩm, chuyển tiền vào các số tài khoản ngân hàng đối tượng cung cấp.

Thủ đoạn thứ 19: Sử dụng các thiết bị công nghệ cao, giả lập trạm BTS (trạm thu phát sóng di động) nhắn tin giả mạo thương hiệu của các Ngân hàng uy tín đề nghị người bị hại truy cập theo đường link để xác thực. Đường link các đối tượng cung cấp trong tin nhắn là địa chỉ giả mạo, có cấu trúc, nội dung gần giống địa chỉ website thật của ngân hàng sau đó tiến hành chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 20: Giả mạo trúng thưởng chương trình quay thưởng của một Công ty, tổ chức nào đó và yêu cầu người dân liên kết thẻ ngân hàng, đăng nhập vào đường link, nhập số tài khoản, mã OTP để nhận tiền nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn thứ 21: Lập các group dạy thêm, học thêm, đăng thông tin của những thầy cô nổi tiếng, có uy tín trong trường để phụ huynh đăng ký, chuyển tiền để đóng tiền cọc khóa học, đóng tiền học phí, từ đó chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 22: Đăng các tin trên mạng xã hội quảng cáo giới thiệu tham gia Chương trình trại hè/khóa học ngoại khóa của các cơ quan, tổ chức (VietNamAirline…) cho học sinh tham gia trong kỳ nghỉ hè. Sau đó, đối tượng yêu cầu người bị hại tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền rồi chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 23: Giả danh là giáo viên, nhân viên y tế hoặc các cơ quan chức năng khác gọi điện cho phụ huynh học sinh, thông báo con em của họ bị tai nạn, đang đi cấp cứu, yêu cầu phụ huynh phải chuyển tiền gấp vào tài khoản để làm thủ tục nhập viện, sau đó chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 24: Đối tượng gọi điện thoại cho phụ huynh học sinh thông báo học sinh đã mua hàng của đối tượng nhưng còn nợ tiền và yêu cầu phụ huynh phải chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để trả tiền cho đối tượng.

Trước tình hình diễn biến của loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa xã hội, Công an TP Hà Nội đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp, tăng cường triển khai các biện pháp, hình thức tuyên truyền.

Thanh Hà

Đọc thêm

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng cho giai đoạn hoạt động mới Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng cho giai đoạn hoạt động mới

TTTĐ - Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần trách nhiệm cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, phường đã vận hành thử nghiệm trơn tru, sẵn sàng cho một giai đoạn hoạt động mới.
Thanh Oai bàn giao 40 Công đoàn cơ sở về LĐLĐ TP Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Thanh Oai bàn giao 40 Công đoàn cơ sở về LĐLĐ TP Hà Nội

TTTĐ - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức Hội nghị bàn giao 40 Công đoàn cơ sở về LĐLĐ TP Hà Nội quản lý trực tiếp. Hoạt động này là một phần của kế hoạch sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhằm đảm bảo hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Cam kết 97.000 đô la Mỹ hỗ trợ trẻ em đường phố và học sinh Muôn mặt cuộc sống

Cam kết 97.000 đô la Mỹ hỗ trợ trẻ em đường phố và học sinh

TTTĐ - Ngày 26/6, CapitaLand Development (CLD) đã khởi động chiến dịch “Bước chân gắn kết yêu thương” lần thứ ba tại Hà Nội, với sự đồng hành của Quỹ CapitaLand Hope Foundation (CHF) – nhánh thiện nguyện trực thuộc Tập đoàn CapitaLand.
Trao tặng hơn 660 triệu đồng tới bệnh nhi và trẻ em Muôn mặt cuộc sống

Trao tặng hơn 660 triệu đồng tới bệnh nhi và trẻ em

TTTĐ - Nhân Tháng hành động Vì trẻ em 2025, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) phối hợp với Quỹ Khởi sự từ tâm trao quà tới bệnh nhi và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí hơn 660 triệu đồng từ dự án “Sóng chữa lành”
Nhiều cán bộ ở Bình Dương nghỉ việc trước tuổi Muôn mặt cuộc sống

Nhiều cán bộ ở Bình Dương nghỉ việc trước tuổi

TTTĐ - Nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ theo hướng chủ động, linh hoạt và quyết liệt.
Phó Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp tại Quảng Ninh Muôn mặt cuộc sống

Phó Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp tại Quảng Ninh

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm việc và kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Quảng Ninh.
Thí sinh Mrs Grand Việt Nam 2025 cùng lan tỏa yêu thương Muôn mặt cuộc sống

Thí sinh Mrs Grand Việt Nam 2025 cùng lan tỏa yêu thương

TTTĐ - Ngày 25/6, Ban Tổ chức và các thí sinh Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 đã có chuyến thăm và tặng quà cho các em nhỏ nhiễm chất độc da cam tại Làng Hoà Bình Thanh Xuân, Hà Nội.
Quảng Ninh phát huy vai trò xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Xã hội

Quảng Ninh phát huy vai trò xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Chiều 25/6/2025, tại TP Hạ Long, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị lần thứ 3, khóa XII, nhiệm kỳ 2024–2029 nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động trong 6 tháng đầu năm, đồng thời đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho 6 tháng cuối năm 2025.
"Hạnh phúc tuổi trẻ" - tấm gương để soi chiếu chính mình Muôn mặt cuộc sống

"Hạnh phúc tuổi trẻ" - tấm gương để soi chiếu chính mình

TTTĐ - Với khổ sách bỏ túi nhỏ gọn, “Hạnh phúc tuổi trẻ” (Happy is the one who is nothing) là tuyển tập những bài viết ngắn, cô đọng và súc tích của Krishnamurti dành cho những bạn đọc trẻ. Ở đây, chúng ta gặp một tấm gương để soi chiếu chính mình chứ không phải bị đặt vào tiêu chuẩn, sự so sánh với người khác.
Ông Trần Phong được chỉ định giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Xã hội

Ông Trần Phong được chỉ định giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị (mới) giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Xem thêm