Tag

Cảnh báo hóc xương cá ở người cao tuổi

Chung tay vì an toàn thực phẩm 23/09/2023 09:45
aa
TTTĐ - Hóc dị vật như các loại xương cá là tai nạn sinh hoạt thường gặp trong đời sống của người cao tuổi. Tình trạng này dễ xảy ra do sơ suất, bất cẩn khi ăn uống.
Suýt mất mạng vì hóc xương cá Bệnh nhân hóc xương cá hy hữu trong phế quản suốt 1 năm Xương cá nằm ngoài cổ sau hóc 1 tháng tạo thành ổ mủ lớn Ăn trưa với món sườn lợn, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu

Hóc xương cá hình răng cưa hơn 2cm ở thực quản

Mới đây, Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân N.T.V (57 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nuốt vướng vùng cổ, vẫn sinh hoạt bình thường, không ho hay đi ngoài ra máu, không sốt.

Trước khi nhập viện 1 tuần bệnh nhân ăn cá, sau ăn 5 hôm thấy sốt nhẹ, đau vùng cổ và ngực, ăn uống khó.

Bị hóc xương cá hình răng cưa hơn 2cm thực quản
Dị vật xương cá hình răng cưa hơn 2cm (Ảnh: BVCC)

Các bác sĩ đã nội soi thực quản cho bệnh nhân bằng ống mềm dưới gây tê xác định dị vật xương cá cách cung răng 2cm, đã tiến hành lấy dị vật xương cá qua nội soi nhưng do mảnh xương có kích thước lớn, hình thái phức tạp và đã được 5 ngày nên không gắp được, nghi ngờ có thủng thực quản.

Các bác sĩ đã dùng dụng cụ nội soi tai mũi họng lấy dị vật nhưng do dị vật cứng, đã 1 tuần nên gắp rất khó khăn, nguy cơ chảy máu và thủng thực quản có thể xảy ra khi lấy dị vật. E kíp đã sáng tạo dùng dụng cụ cứng, khỏe của bộ phẫu thuật tiêu hóa bóp gãy mảnh xương để gắp ra làm hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu và thủng thực quản.

Sau 45 phút đã lấy thành công dị vật, kiểm tra không chảy máu, không thủng thực quản. E kíp tiếp tục kiểm tra xuống phái dưới thực quản đến tâm vị không còn dị vật, đặt ống xông (sonde) dạ dày. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi nguy cơ thủng thực quản thứ phát và điều trị tại khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa. Bệnh nhân ổn định ra viện ngày thứ 6.

TS.BS Nguyễn Tài Dũng, Khoa Tai - Mũi - Họng (B9), Bệnh viện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: "Hóc dị vật đường ăn uống là một cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp ở người lớn và trẻ em, ở người lớn thường gặp nhiều hơn. Nếu không được điều trị sớm, kịp thời dễ gây nên các biến chứng sớm nguy hiểm, dễ tử vong. Ở trẻ em dị vật đa số là đồng xu, mảnh đồ chơi, sau mới đến thức ăn.

Ở người lớn thường là xương cá, xương gà, mảnh thức ăn. Các tổn thương nếu không lấy kịp thời có thể áp xe quanh thực quản, nặng có thể làm thủng thực quản. Trường hợp xương nằm ở vị trí sát quai động mạch chủ sẽ rất nguy hiểm có thể nguy hiểm đến tính mạng khi gắp xương".

Không tự chữa hóc xương cá bằng các "mẹo" dân gian

Theo TS.BS Nguyễn Tô Hoài, Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong những trường hợp cấp cứu nuốt dị vật đường tiêu hoá, xương cá là dị vật thường gặp nhất. Trong đó, nhiều trường hợp nạn nhân không biết đã nuốt dị vật. Nếu di chuyển xuống theo đường tiêu hoá, các dị vật như xương cá, tăm xỉa răng hoặc các vật sắc nhọn có thể xuyên thủng ruột ra ổ bụng hoặc tạo ổ nhiễm trùng trong ổ bụng, lồng ngực.

Bác sĩ Hoài cũng khuyến cáo cần thận trong khi ăn những đồ ăn có xương, đặc biệt là những bệnh nhân đang trong giai đoạn làm răng giả không ăn nhai được như bình thường được để tránh nguy cơ nuốt phải dị vật.

Dị vật xương cá hình răng cưa hơn 2cm được lấy ra. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ tiến hành lấy dị vật xương cá

Bên cạnh đó, trong hoặc sau bữa ăn, nhất là đang ăn các loại thức ăn có xương cứng và sắc, nếu thấy đau đột ngột ở họng, ngực, bụng thì người dân nên nghĩ đến khả năng đã nuốt phải xương.

Khi đã biết nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh đừng cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho "trôi" vì có nguy cơ tổn thương ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý ăn, uống đúng cách, không được nằm khi ăn hoặc uống bất cứ loại gì. Đặc biệt, người cao tuổi nên ăn miếng nhỏ và gập cổ khi nuốt, không được ngửa cổ; không xem tivi, đọc báo... làm mất tập trung khi đang ăn; Tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định.

Nhiều người khi bị hóc xương cá thường dùng tay để móc họng, nuốt cục cơm nóng, uống nước. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, cách làm này rất nguy hiểm, bởi dễ khiến xương cá trôi sâu hơn hoặc đâm vào làm tổn thương, có thể gây thủng thực quản.

Nếu chẳng may bị hóc xương cá, người dân không nên cố nuốt mà hãy cố gắng nôn oẹ càng sớm càng tốt; Chú ý không móc họng vì sẽ gây nôn nhiều, có thể gây phù nề hoặc khiến khó thở.

Khi cho người cao tuổi ăn uống, người chăm sóc nên hỗ trợ bằng cách lọc thịt riêng, xương riêng, không nên để xương thịt lẫn lộn hay lẫn xương trong canh rau. Đối với các món ăn làm từ cá thì nên gỡ kỹ xương, kiểm tra thật kỹ lượng thức ăn trước khi cho người cao tuổi ăn, nên chọn cá ít xương dăm tránh gây hóc xương cho họ.

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm