Tag

Đảm bảo an toàn bữa sáng cho học sinh vào năm học mới

Chung tay vì an toàn thực phẩm 28/08/2024 15:21
aa
TTTĐ - Bận đi làm, nhiều phụ huynh thường cho con ăn qua loa như mì ăn liền, xúc xích hoặc các loại bánh ngọt đóng gói công nghiệp mà không biết rằng, bữa sáng rất quan trọng vì không chỉ cần cân bằng dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ tháng 8/2024, Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học Từ tháng 8/2024, Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học

Xem nhẹ bữa sáng

Bữa sáng được coi là bữa quan trọng nhất trong ngày bởi sau khoảng thời gian dài 10 - 12 giờ kể từ bữa ăn tối, cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để bắt đầu ngày học tập và làm việc hiệu quả.

Tuy nhiên, trong nhịp sống bận rộn của mỗi gia đình vào sáng sớm, chất lượng bữa sáng cho trẻ chưa được đảm bảo.

Tại các cổng trường, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh vội vàng mua thức ăn sáng để mang vào lớp hoặc ăn sáng ngay trên xe khi được bố mẹ đưa đến trường. Do đó, bữa sáng phổ biến của trẻ em là quà vặt được bán ở cổng trường như xôi, bánh mỳ, bánh ngọt, xúc xích...

Bữa sáng ngoài cổng trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ ATTP
Bữa sáng ngoài cổng trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ ATTP

Đây phần lớn là những món ăn nhiều tinh bột, no nhanh nhưng không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, nhiều loại quà sáng được bày bán tại vỉa hè, khó có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hoà (phụ huynh có con đang học lớp 2 trường Nguyễn Đình Chiểu) cho biết: “Buổi sáng, tôi phải đưa con đi học rồi đi làm. Con sợ muộn học mà mẹ cũng sợ muộn giờ làm nên bữa sáng tôi thường cho con uống sữa tươi ở nhà, sau đó mua cho con bánh mỳ pate, bánh ngọt hoặc bánh bao ở các hàng trên đường đến trường hoặc ngay ở cổng trường.

Con có thể mang đến lớp ăn hoặc nếu muộn thì ăn luôn trên đường đi. Mặc dù biết như vậy thì khó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như khi ăn ở nhà, nhưng thật sự là việc chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà mất nhiều thời gian”.

Thậm chí, nhiều cha mẹ bận rộn nên đưa tiền cho con, muốn ăn gì thì ăn. Anh Khổng Tuấn Anh (có con đang học trường Marie Curie) kể: “Thời gian trước, tôi thường cho con tiền để tự ăn sáng ở trường. Tuy nhiên, sau một thời gian phát hiện, cháu toàn ăn nhưng món không đảm bảo dinh dưỡng nhều dầu mỡ như khoai tây chiên, xúc xích hay thịt xiên nướng, bánh rán, mỳ tôm…thậm chí có những hôm cháu “nhịn” để dành tiền mua truyện tranh.

Từ sau đó, hai vợ chồng cố gắng sắp xếp thời gian chuẩn bị bữa sáng cho cháu ở nhà. Hôm nào bận quá thì cũng mua đồ ăn sáng cho cháu ở những cửa hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Thế nào là bữa sáng đủ dinh dưỡng, đảm bảo an toàn?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), những món ăn “tệ nhất” phụ huynh không nên cho trẻ ăn sáng là những loại thực phẩm được bày bán ở cổng trường như bánh ngọt, thịt xiên nướng, xúc xích rán, bánh rán…

“Đây là những món ăn sáng rất hại cho trẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Đầu tiên đó là chất lượng món ăn không đảm bảo. Thứ hai là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được kiểm soát. Thứ ba, nếu ngày nào cũng ăn như vậy trẻ sẽ mất cân đối về dinh dưỡng. Cuối cùng chính phụ huynh cũng không kiểm soát được con có ăn thật hay không”, bác sĩ Hưng cảnh báo.

Theo bác sĩ Hưng, để có một bữa ăn sáng lành mạnh khi bắt đầu bước vào năm học mới nói riêng, cũng như tất cả các ngày trong năm nói chung, phụ huynh cần chú ý để chất lượng và sự cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.

Bác sĩ Hưng nhấn mạnh, cần luôn coi bữa sáng là bữa chính, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo và thực phẩm dành cho bữa sáng với trẻ phải rất đa dạng.

Ví dụ, một bữa ăn sáng của trẻ ở Nhật Bản hay một số nước Châu Âu, ngoài cơm hoặc (bánh mỳ), chúng còn được ăn thịt, trứng và các loại rau chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng với đó, tùy theo nhu cầu sẽ có thêm ly sữa nhỏ. Trong khi nhìn lại bữa sáng của trẻ em Việt Nam mới thấy sự chuẩn bị quá đơn giản, thực phẩm thường đơn điệu.

Bác sĩ Hưng chỉ rõ, những món ăn nên dùng vào bữa sáng với trẻ như: “Nấu một bữa cơm gia đình với đầy đủ nhóm chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; khuyến kích việc tự nấu mỳ, bún, miến, phở cho trẻ; hoàn toàn có thể cho trẻ ăn một ổ bánh mỳ kẹp, nhưng phải bổ sung thêm rau; cho trẻ uống thêm một cốc sữa cũng là lựa chọn tuyệt vời vào bữa sáng”.

Theo chuyên gia, phụ huynh không nên cho trẻ ăn sáng là những loại thực phẩm được bày bán ở cổng trường như bánh ngọt, thịt xiên nướng, xúc xích rán, bánh rán…
Theo chuyên gia, phụ huynh không nên cho trẻ ăn sáng là những loại thực phẩm được bày bán ở cổng trường như bánh ngọt, thịt xiên nướng, xúc xích rán, bánh rán…

Việc ăn sáng đầy đủ và khoa học sẽ giúp trẻ rất nhiều trong hoạt động thể chất, tinh thần cũng như tăng khả năng học hỏi của trẻ. Bởi vì bữa ăn sáng là nguồn cung cấp năng lượng chính của não, sau một khoảng thời gian dài từ 10 đến 12 tiếng, kể từ bữa ăn cuối cùng của ngày hôm trước, bữa sáng là nguồn cung cấp lượng cacbon hydrate phức hợp (đường đa) có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, một số rau củ như: khoai tây, cà rốt và củ cải...

Các loại thực phẩm này đều chứa các loại đường sẽ được cơ thể hấp thụ và tiêu hóa từ từ, tạo nên nguồn năng lượng dài hạn để giúp duy trì các hoạt động thể chất của trẻ trong một ngày dài.

Trên thực tế, có nhiều gia đình tận dụng thức ăn thừa từ tối hôm trước để nấu mì, phở hay cháo, chiên cơm cho trẻ ăn sáng để tiết kiệm thời gian và thực phẩm là thói quen của nhiều người mẹ. Tuy nhiên, đây chính là một sai lầm lớn.

Sau khi thức ăn thừa để qua đêm, rau sẽ có thể sản sinh ra nitric (một chất gây ung thư), ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe con người. Thịt để qua đêm cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Bố mẹ nên chịu khó thức dậy sớm và chuẩn bị những thức ăn mới, lành mạnh có lợi cho sức khỏe cho con trẻ.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tại các làng nghề Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tại các làng nghề

TTTĐ - Theo thống kê, trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội có khoảng trên 200 làng nghề chuyên sản xuất, chế biến và ...

Nâng cao quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú trường học Nâng cao quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú trường học

TTTĐ - Chiều 23/8, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng phối hợp với Trung tâm Y tế quận tổ chức hội ...

Khu bếp cần được nâng cấp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Khu bếp cần được nâng cấp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

TTTĐ - Ngày 27/8, Đoàn kiểm tra số 1 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã kiểm tra công tác ...

Đọc thêm

Hà Nội yêu cầu phân rõ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội yêu cầu phân rõ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 352/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 16/8/2024 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới tại Hà Nội.
Xây dựng giải pháp tích hợp trong phòng chống sốt xuất huyết Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xây dựng giải pháp tích hợp trong phòng chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Chiều 3/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Toạ đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?”.
Suy đa phủ tạng do nhiễm liên cầu lợn khi giết mổ lợn bệnh Sức khỏe

Suy đa phủ tạng do nhiễm liên cầu lợn khi giết mổ lợn bệnh

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam thanh niên 32 tuổi (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), chuyển từ tuyến y tế cơ sở đến bệnh viện với chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
Khuyến khích người dân chung tay phòng, chống ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Khuyến khích người dân chung tay phòng, chống ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Ngày 28/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Thói quen ăn uống "mukbang" hại sức khoẻ ra sao? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thói quen ăn uống "mukbang" hại sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Những clip “mukbang” (xu hướng ẩm thực trực tuyến) các bữa ăn khổng lồ xuất hiện trên TikTok, Facebook đang lan truyền thói quen ăn uống có hại sức khỏe, gây chứng rối loạn ăn uống.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm tại quận Hai Bà Trưng Sức khỏe

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm tại quận Hai Bà Trưng

TTTĐ - Ngày 27/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, chấm điểm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 tại quận Hai Bà Trưng.
Truy xuất nguồn gốc cơ sở cung cấp bếp ăn tập thể trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc cơ sở cung cấp bếp ăn tập thể trường học

TTTĐ - Trong tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội tham gia đoàn kiểm tra liên ngành Chương trình sức khỏe học đường và an toàn thực phẩm trong trường học.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh

TTTĐ - Nhiều người thường chủ quan cho rằng thời tiết nắng nóng, vi khuẩn sinh sôi, thực phẩm dễ bị ôi thiu do đó các vụ ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra mùa hè. Trên thực tế, thời tiết trở lạnh cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nếu khâu chế biến, bảo quản không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa

TTTĐ - Chiều 20/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, chấm điểm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa.
Xem thêm