Tag

Hàng nghìn người nguy cơ mất việc làm và thu nhập vì doanh nghiệp rời bỏ thị trường

Lao động - Việc làm 21/09/2021 08:11
aa
TTTĐ - Trong tháng 8/2021, mỗi ngày Hà Nội có hơn 33 doanh nghiệp rút lui, gây ra hệ lụy là có hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm, mất thu nhập…
“Chết đuối” đến nơi, doanh nghiệp vẫn chờ “phao cứu sinh” từ ngân hàng Giải ngân 382 tỷ đồng cho doanh nghiệp trả lương lao động phục hồi sản xuất Kiệt quệ vì Covid-19, doanh nghiệp lại lo thêm gánh nặng “nghĩa vụ môi trường”

Hàng triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hà Nội) vừa có báo cáo thị trường tháng 8/2021.

Theo báo cáo, tháng 8/2021, thị trường lao động cả nước tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh, thành phố cùng với việc áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại nhiều địa phương.

Cầu lao động suy giảm do ảnh hưởng từ tình hình phát triển kinh tế. Các biện pháp hạn chế đi lại tại nhiều tỉnh, thành phố khiến cho lực lượng lao động có xu hướng sụt giảm.

Theo xu thế tăng lực lượng lao động hàng năm trước khi có dịch thì lực lượng lao động thực tế đang thấp hơn trạng thái bình thường mới khoảng 1,7 triệu lao động. Hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, mất việc, giảm giờ làm hoặc phải làm việc luân phiên.

Trong đó, riêng tại Hà Nội, thị trường lao động phải đối diện với nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất từ đầu năm đến nay.

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động dưới 20-30% công suất, do phải đảm bảo công tác giãn cách xã hội và không nằm trong các lĩnh vực thiết yếu; chi phí sản xuất tăng cao trong khi việc cung ứng hàng hóa gặp nhiều hạn chế.

Lao động có việc làm tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ rất cao phải nghỉ việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập, không đảm bảo điều kiện làm việc…Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tiếp tục gia tăng, kéo theo tình trạng suy giảm lực lượng lao động khi một bộ phận người lao động mất việc phải rời khỏi thị trường.

Về tình hình doanh nghiệp, báo cáo cho thấy, dịch bệnh kéo dài tác động rất lớn đến nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Hàng nghìn người nguy cơ mất việc làm và thu nhập vì doanh nghiệp rời bỏ thị trường
Hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, mất việc, giảm giờ làm hoặc phải làm việc luân phiên

Bên cạnh đó, việc thực hiện “3 tại chỗ” khiến các doanh nghiệp chịu gánh nặng về chi phí ăn ở, xét nghiệm… cho người lao động, cũng như đứng trước tình trạng thiếu hụt lao động để sản xuất do nhiều lao động nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa, chỉ hoạt động cầm chừng với công suất dưới 50% đã dẫn đến số doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường gia tăng.

Ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; xây dựng; công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, khách sạn, lưu trú ăn uống là một trong những ngành tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tháng 8.

Hoạt động xây dựng phải đối mặt với nguy cơ lớn khi các chi phí đầu vào như giá thép xây dựng, vật liệu tăng cao, nhiều công trình xây dựng không được phép hoạt động trong thời kỳ giãn cách.

Đồng thời, hoạt động buôn bán cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi Hà Nội tạm dừng tất cả các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa do thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp du lịch rơi vào tình rạng hết sức khó khăn, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động khi tất cả các điểm du lịch trên địa bàn thành phố buộc phải đóng cửa để đảm bảo công tác phòng chống dịch, du khách không có nhu cầu đặt các tour du lịch từ Hà Nội đến các địa điểm du lịch trong, ngoài nước và ngược lại.

Doanh nghiệp rời bỏ thị trường gây nhiều hệ lụy

Theo thống kê, chỉ tính riêng trong tháng 8/2021, Hà Nội có 1.077 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó có 244 doanh nghiệp giải thể; 833 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động. Trung bình mỗi ngày trong tháng có hơn 33 doanh nghiệp rút lui gây ra hệ lụy là có hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm, mất thu nhập…

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đợt dịch lần thứ 4 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động, việc làm trong các ngành, thị trường lao động lại rơi vào trạng thái biến động khó lường.

Hàng nghìn người nguy cơ mất việc làm và thu nhập vì doanh nghiệp rời bỏ thị trường
Thị trường lao động Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh

Vì thế, các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp, trong đó có tinh giảm lao động như cắt giảm, nghỉ luân phiên, tuyển dụng lao động thời vụ... để duy trì hoạt động. Một số lao động không tìm được việc làm mới, một số khác phải chuyển sang làm các công việc phi chính thức không ổn định, thiếu bền vững khiến cho số lao động chính thức giảm và phi chính thức tăng.

Về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tháng 8/2021, TP Hà Nội đã tập trung, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tổng kinh phí chi trả hỗ trợ các đối tượng khó khăn trên địa bàn là 460 tỷ đồng.

Trong đó, có 230 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 68/NQ-CP; 190 tỷ đồng hỗ trợ 10 nhóm đối tượng đặc thù riêng của thành phố; 40 tỷ đồng do cấp huyện, xã rà soát hỗ trợ. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc còn hỗ trợ các nhóm đối tượng trên 30 tỷ đồng; công đoàn hỗ trợ hơn 40.000 lượt người lao động khó khăn với gần 5 tỷ đồng; các quận, huyện, thị xã hỗ trợ trên 30 tỷ đồng.

Mặt khác, TP Hà Nội cũng đã giải quyết việc làm cho 3.284 lao động, có 180 lao động được tạo việc làm từ nguồn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay vốn với tổng số tiền là 6,8 tỷ đồng; có 2.422 lao động được cung ứng dịch vụ việc làm tại các doanh nghiệp và qua các hình thức khác.

Nhận định về thị trường việc làm thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh nới lỏng một số hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới thì thị trường lao động việc làm sẽ có những cải thiện.

Khi đó, mỗi tháng Hà Nội sẽ có khoảng 1.800- 2.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong khi đó, chỉ có khoảng 700-900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở khoảng 2 đến 2,2%, tình trạng thiếu việc làm được cải thiện. Số lao động bị ảnh hưởng như giảm giờ làm, ngừng việc, giảm thu nhập khoảng từ 1 đến 1,2 triệu lao động. Số lao động thất nghiệp khoảng từ 5-6 nghìn lao động.

Mặc dù vậy, thị trường lao động Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, công tác tiêm vắc xin cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế.

Đọc thêm

Hơn 196.000 người lao động ở Hà Nội được giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Hơn 196.000 người lao động ở Hà Nội được giải quyết việc làm

TTTĐ - 10 tháng của năm 2024, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 196.260 người lao động, đạt 118,9% kế hoạch.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên Lao động - Việc làm

Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô thông báo tuyển dụng Biên tập viên, phóng viên, kế toán
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở Lao động - Việc làm

Five Grains với bài toán quản trị nhân sự vững mạnh và cởi mở

TTTĐ - Five Grains hiểu rằng việc tuyển dụng không chỉ đơn thuần là tìm kiếm người có năng lực mà còn phải phù hợp với văn hóa của công ty. Mỗi ứng viên đều được đánh giá dựa trên cả kỹ năng chuyên môn lẫn sự đồng điệu với tầm nhìn chung của doanh nghiệp.
Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động Lao động - Việc làm

Tăng cường xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới (Kế hoạch)
Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp Kinh tế

Giải quyết việc làm cho người lao động kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp Lao động - Việc làm

Nơi giao lưu, kết nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn Lao động - Việc làm

Lao động người nước ngoài không được làm cán bộ công đoàn

TTTĐ - Được tham gia công đoàn nhưng người lao động nước ngoài tại Việt Nam không thể trở thành cán bộ công đoàn.
Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân Kinh tế

Tuyên truyền chính sách an toàn lao động, sức khỏe cho 200 công nhân

TTTĐ - Sáng 11/10, tại hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản Lao động - Việc làm

Long An tổ chức xúc tiến lao động tại thành phố Okayama Nhật Bản

TTTĐ - Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tại các địa phương tại Nhật Bản, chiều 10/10, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi Hội thảo xúc tiến về lao động tỉnh Long An, Việt Nam với TP Okayama, Nhật Bản.
Xem thêm