Tag

Nét văn hóa mới trong kinh doanh thời online

Người Hà Nội 23/05/2023 09:43
aa
TTTĐ - Là chốn Kẻ Chợ ngàn năm, người kinh kỳ Thăng Long đã xây dựng cho mình những nét văn hóa chốn kinh doanh một cách vững bền. Ngày nay, hoạt động mua bán càng đa dạng hơn, nhất là mua sắm online. Thuật ngữ "bom hàng" - đặt hàng rồi hủy không nhận cũng được nhắc đến ngày càng nhiều hơn. Người Hà Nội biết cách ứng xử ra sao để vừa hài hòa lợi ích vừa đẹp lòng nhau và tạo nên nét mới trong văn hóa kinh doanh ở nơi này?
Tọa đàm tuyên truyền xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

Khi xác định dấn thân vào kinh doanh, chủ cửa hàng cần chuẩn bị tinh thần với những trường hợp “bom hàng”, “bùng hàng”. Bóc phốt, chửi thề, đốt vía là hình thức "xả giận" xưa kia của người bán nhưng như vậy chẳng mang lại hiệu quả mấy, có khi lại bị các khách hàng mục tiêu đánh giá.

Thời bán hàng online, trăm hoa đua nở, người kinh doanh tại Hà Nội có nhiều bí quyết riêng để chiều lòng khách mà vẫn hài hòa được công việc kinh doanh, tạo nên giá trị riêng cho cửa hàng và văn hóa của người bán hàng hiện đại.

Nhạy bén, khéo léo và bản lĩnh

Có rất nhiều lý do để khách "bom hàng" không tưởng khiến cho chủ shop phải cạn lời nhưng cũng đành phải ngậm đắng nuốt cay. Mới đây, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ rần rần những hình ảnh gói hàng bị chuyển hoàn với lý do thì thực sự siêu “gắt”: “Khách nói đang ngồi điều hòa mát ra ngoài nóng lắm”, “Khách bảo đặt hàng xem cho vui chứ không lấy”… Khi gặp trường hợp này, chủ cửa hàng thường im lặng đưa khách vào “danh sách đen” để... chừa mặt, không có lần sau.

Hay những lý do phổ biến hơn như: Khách bận đi công việc, khách mới được cho, tặng một món hàng tương tự, hàng hóa không đúng mô tả, sai sự thật, giao hàng quá lâu so với mong chờ của khách…

Những lý do bom hàng… trên trời rơi xuống
Những lý do bom hàng… trên trời rơi xuống

Anh Dũng, chủ một cửa hàng giày dép ở phố Hàng Da, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia sẻ: “Hôm trước, khách đã đặt một đôi giày da cao cấp của hàng tôi nhưng khi nhân viên giao đến, anh nhất định bảo không đúng mẫu đã đặt. Tôi đã chủ động nhận lỗi với khách hàng dù thực sự tôi biết mình không giao sai và giới thiệu, gửi ảnh thêm một số mẫu khác để anh chọn. Anh chọn luôn hai đôi rất ưng ý.”

Anh Dũng phân tích thêm: "Khi đó, tôi có thể làm gắt lên, nhỡ tâm lý yếu thì họ sẽ lấy hàng nhưng như vậy khách sẽ mất cảm tình, không bao giờ mua hàng của tôi nữa. Tôi nhún nhường, nhận sai về mình sẽ xoa dịu được thái độ tiêu cực của khách hàng; Đồng thời bày tỏ thiện chí thay mặt cửa hàng hỗ trợ họ giải quyết vấn đề, mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất, có thể tránh được những kích động không đáng có giữa hai bên".

Chị Diệu Linh, chủ shop bán đồ gia dụng online kể lại: "Sau mỗi buổi livetream bán hàng, shop thường nhận được rất nhiều đơn nhưng một vài khách sẽ từ chối nhận với lí do nhà đã có rồi mà quên mất; Đã được cho, biếu, tặng một món đồ tương tự hoặc sẽ vắng nhà vài ngày. Khi đó, chúng sẽ đưa ra một vài gợi ý để khách đổi sang hàng khác và giao hàng sau khi họ đã trở về".

undefined

Chị Hoàng Anh, chủ một cửa hàng bán đồ trang sức đá quý và phong thủy ở huyện Thường Tín (Hà Nội) thì chia sẻ kinh nghiệm: “Mình có thể tặng khách một sản phẩm mới hoặc giảm giá đơn hàng cho lần mua hàng tiếp theo nếu không hủy đơn lần này là “một tuyệt chiêu tối thượng” khiến khách hàng chấp nhận lời đề nghị trên.

Lý do bùng hàng của khách có thể là do họ đang cần sản phẩm khác tốt hơn. Nếu bạn có thể giúp họ giải quyết thì đây chính là cơ hội tốt. Đôi khi họ không màng về giá cả mà chỉ muốn có sản phẩm tốt hơn. Tôi thường khuyến khích khách đặt cọc trước tiền hàng và tránh giao nhiều hàng giá trị cao cùng lúc kẻo ảnh hưởng đến khả năng chi trả của khách”.

Nhiều người bán hàng chia sẻ kinh nghiệm, quan trọng là người bán phải hiểu về nhu cầu của khách hàng. Một khi họ đã bùng và hoàn đơn hàng thì rất khó để “quyến rũ” tiếp tục mua sản phẩm. Đó cũng là gian nan khi thể hiện bản lĩnh, kinh nghiệm, nhạy bén của người bán.

Nâng cao tín nhiệm của người mua

Chị Hằng (ở quận Hà Đông, Hà Nội) thường hay đặt mua hàng online tâm sự: “Khi cần mua một món đồ, tôi thường tìm hiểu kĩ một số mặt hàng tương tự, so sánh giá, trao đổi rõ ràng với shop về kiểu dáng, chất lượng sản phẩm. Thường thì tôi đã đặt hàng là sẽ mua nhưng cũng có khi hàng giao đến không được như tôi mong muốn. Lúc đó, tôi sẽ trao đổi lại với shop. Nếu shop dây dưa không giải quyết tôi buộc phải nhờ đến sàn giao dịch can thiệp để đảm bảo quyền lợi”.

Hãy cân nhắc kỹ trước khi mua hàng, tránh ảnh hưởng tới người bán hàng (Ảnh minh hoạ)
Chúng ta cần cân nhắc kỹ trước khi mua, tránh ảnh hưởng tới người bán hàng (Ảnh minh hoạ)

Bạn Quỳnh Phương, nhân viên kinh doanh của sàn giao dịch điện tử Sendo chia sẻ: “Giờ đây việc tham khảo giá cả, chất lượng sản phẩm rất thuận tiện. Chỉ cần bạn sáng suốt lựa chọn sản phẩm phù hợp, không đòi hỏi chất lượng cao nhưng giá rẻ thì tôi tin chuyện “bom hàng” sẽ ít xảy ra”.

Nhìn chung, ngay khi khách “bom hàng”, họ cũng muốn biết có thể làm gì để bù đắp cho cửa hàng. Vì thế, người bán cần nhanh nhạy đưa ra những giải pháp có lợi cho khách hàng như trả hàng, đổi hàng, lựa chọn bù món hàng giá trị tốt hơn cho khách. Nếu tình thế không thể cứu vãn được nữa thì chắc chắn, cửa hàng cũng phần nào khiến cho khách cảm thấy hài lòng với dịch vụ chăm sóc.

Người bán hàng thời online có nhiều cách xử lý khéo léo tạo nên nét mới trong văn hoá kinh doanh (Ảnh minh hoạ)
Người bán hàng thời online có nhiều cách xử lý khéo léo tạo nên nét mới trong văn hóa kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Quan hệ giữa người bán và người mua là quan hệ có đi có lại. Trước thực tế, cửa hàng bị khách “bom hàng” đôi bên cần có những ứng xử phù hợp, lịch sự, qua trao đổi cùng tìm ra giải pháp chung vừa hài hòa về lợi ích vừa đẹp lòng nhau. Đó cũng là nét đẹp trong văn hóa kinh doanh thời kì mới tô điểm thêm cùng văn hóa kinh doanh đã có từ ngàn năm của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Đọc thêm

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Xem thêm