Tag

Những loại bát đũa tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Chung tay vì an toàn thực phẩm 21/09/2023 12:09
aa
TTTĐ - Mọi người thường cho rằng đồ sứ tráng men như bát, chén, đĩa… là an toàn nhưng thực tế trên thị trường hiện nay có vô vàn sản phẩm kém chất lượng. Theo một vài nghiên cứu, những sản phẩm giả sứ này đều chứa chì và formaldehyde có hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ung thư nếu dùng lâu ngày.

Những tác hại này sẽ càng rõ rệt khi đồ sứ chất lượng kém được dùng để đựng đồ ăn nóng, chua và nước hoa quả. Bởi vì nhiệt độ và axit sẽ làm các chất độc trong hoa văn được giải phóng nhanh hơn. Do đó, các bà nội trợ nên ưu tiên mua các loại chất lượng cao, dù có đắt tiền một chút nhưng đảm bảo an toàn với sức khỏe.

Bát giả sứ

Bát giả sứ tuy nhẹ, ít bị vỡ và có giá rẻ hơn so với bát sứ thật nhưng thành phần chính của bát giả sứ là nhựa melamine. Nhựa melamine không chịu được nhiệt độ cao, nếu được đun sôi trong dầu nóng ở nhiệt độ 200°C trong 10 phút, một phần nhựa melamine có thể bị phân hủy và tạo ra các chất độc hại như melamine và formaldehyde.

Một số loại bát melamine kém chất lượng còn nguy hiểm hơn, chúng sử dụng nhựa urê-formaldehyde thay vì nhựa melamine. Loại nhựa này độc hại hơn và có tốc độ giải phóng formaldehyde cao hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, formaldehyde là hóa chất độc hại với sức khỏe con người, được chứng minh liên quan tới bệnh ung thư.

bát melamine không nên dùng để đựng thức ăn nóng, hoặc không được cho vào lò vi sóng, lò nướng để hâm lại thức ăn.
Bát giả sứ không nên dùng để đựng thức ăn nóng, hoặc không được cho vào lò vi sóng, lò nướng để hâm lại thức ăn

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bát sứ giả hoàn toàn không thể sử dụng được. Chỉ cần bạn chọn sản phẩm đã được kiểm định về độ an toàn thì bạn có thể tiếp tục dùng nhưng lưu ý không nên mua bát sứ giả có hoa văn quá nhiều vì lớp sơn này có thể chứa kim loại nặng và thôi nhiễm qua đồ ăn.

Ngoài ra, trước khi sử dụng bát sứ giả, bạn có thể ngâm bát trong nước sôi nửa giờ, khi thấy nước trong bát đổi màu, bát bị phồng rộp, nứt nẻ hoặc có mùi hăng thì tốt nhất không nên sử dụng.

Song ngay cả một chiếc bát sứ giả đủ tiêu chuẩn cũng chỉ có thể chịu được nhiệt độ tối đa là 120 độ C. Khi vượt quá mức đó, formaldehyde sẽ được giải phóng. Do đó, đừng bao giờ sử dụng nó để đựng thức ăn ở nhiệt độ cao hoặc hâm nóng trong lò vi sóng.

Bát inox

So với các loại bát làm từ sứ, thủy tinh, sứ giả... bát inox có khả năng chống rơi vỡ tốt nhất và dễ dàng vệ sinh, không giống như các loại bát khác dễ chứa vi khuẩn. Vì thế, sản phẩm này được nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, thép không gỉ thường được làm từ sắt nóng chảy, sau đó thêm crom, niken, mangan, molypden, được trộn với chì, cadmium và các tạp chất kim loại khác.

Nếu bạn sử dụng bát inox kém chất lượng để đựng thức ăn, các nguyên tố kim loại trên có khả năng di chuyển và tích tụ trong cơ thể. Khi chúng đạt đến một lượng nhất định sẽ dẫn đến ngộ độc kim loại nặng.

Vì vậy, chúng ta phải chọn loại bát thép không gỉ dùng cho thực phẩm (chẳng hạn như thép 304). Loại này có rất ít crom, mangan và các kim loại khác bị rò rỉ ra ngoài khi sử dụng, hầu như không có tác dụng phụ trên cơ thể con người.

Đũa inox

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chất liệu làm đũa khác nhau như inox, nhựa, tre… Trong đó đũa inox khá thuận tiện khi làm sạch và dễ khử trùng. Tuy nhiên, do vấn đề chất liệu nên nó tương đối nặng và trơn, gây bất tiện khi dùng. Khi mua đũa inox, hãy cẩn thận không chọn thông số kỹ thuật 201. Loại thép không gỉ này chứa tỷ lệ niken thấp, khả năng chống ăn mòn kém và cũng có thể chứa quá nhiều kim loại nặng.

Đũa nhựag gọn nhẹ, nhiều kiểu dáng, không dễ gãy, nhiều gia đình mua về cho trẻ em sử dụng. Tuy nhiên, chất liệu nhựa dễ bị biến dạng, thậm chí nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nên không nên sử dụng thường xuyên.

Đũa tre có lớp sơn bên ngoài

Đũa tre được làm từ chất liệu tự nhiên, không độc hại. So với đũa gỗ, bề mặt đũa tre ít bị trầy xước và là lựa chọn tốt hơn.

Đũa gỗ, đũa tre mà không được vệ sinh và bảo quản tốt thì trong thời gian sử dụng thì đũa sẽ bị mốc và sẽ tiết ra chất độc gây ung thư - Aflatoxin B1. Chất này có thể gây ung thư cho cơ thể con người, đặc biệt là bệnh ung thư gan và sẽ gặp các triệu ứng như: nôn ói, sưng phổi, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong do não và tim bị phù.
Đũa gỗ, đũa tre mà không được vệ sinh và bảo quản tốt, trong thời gian sử dụng đũa sẽ bị mốc và sẽ tiết ra chất độc gây ung thư

Tuy nhiên, một số loại đũa tre có lớp sơn màu bên ngoài thì không nên dùng. Bởi lớp sơn này có thể chứa các chất gây ung thư như chì, benzen sẽ bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt và dễ bong ra sau khi hao mòn.

Ngoài ra, đũa tre dùng lâu có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Escherichia coli gây tiêu chảy, nôn mửa, các bệnh về hệ tiêu hóa khác, cũng có thể chứa aflatoxin - thủ phạm gây ung thư gan.

Đũa tre thông thường có thời hạn sử dụng từ ba đến sáu tháng. Nếu môi trường ẩm ướt, nấm mốc có thể phát triển ngay cả khi không sử dụng trong thời gian ngắn.

Nếu đũa bị đổi màu, có đốm nấm mốc, cong, biến dạng hoặc mùi chua thì chúng đã bị hỏng. Đặc biệt với các đầu đũa, một khi đã bị sậm màu thì phải thay ngay.

Nhóm thực phẩm nguy cơ gây ung thư cao Nhóm thực phẩm nguy cơ gây ung thư cao

TTTĐ - Bệnh ung thư được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó, số đông xuất phát từ vấn đề thực ...

Sử dụng quá nhiều đồ uống có đường làm tăng 73% nguy cơ mắc ung thư gan Sử dụng quá nhiều đồ uống có đường làm tăng 73% nguy cơ mắc ung thư gan

TTTĐ - Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã kết luận rằng, phụ nữ sau mãn kinh kiêng đồ ...

Dùng thạch tín nhiều năm để chữa hen, bệnh nhân mắc ung thư da Dùng thạch tín nhiều năm để chữa hen, bệnh nhân mắc ung thư da

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh này đã tiếp nhận một bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung ...

Đọc thêm

Sữa Hàn Quốc nhiễm chất tẩy rửa không xuất khẩu sang Việt Nam Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa Hàn Quốc nhiễm chất tẩy rửa không xuất khẩu sang Việt Nam

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thông tin về sự cố thu hồi sản phẩm sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết

TTTĐ - Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2025, phục vụ nhân dân trên địa bàn quận đón Tết, vui Xuân an toàn, UBND quận Hà Đông ban hành Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 5/12/2024 về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Nghi ngờ nguyên nhân gây ngộ độc do rượu mang từ ngoài vào? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nghi ngờ nguyên nhân gây ngộ độc do rượu mang từ ngoài vào?

TTTĐ - Tối 20/12, trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại một trung tâm hội nghị ở phường Phúc Lợi.
Hà Nội quy định mức phạt về vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội quy định mức phạt về vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Sáng 12/12, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện Khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).
Chế độ dinh dưỡng nâng cao tầm vóc người Việt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chế độ dinh dưỡng nâng cao tầm vóc người Việt

TTTĐ - Nhiều năm qua, vấn đề cải thiện chiều cao của trẻ em đã được quan tâm. Tuy nhiên thực tế, mặc dù chiều cao của thanh niên Việt Nam đã tăng mạnh sau 20 năm nhưng tầm vóc vẫn thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển trong khu vực.
Xử phạt vi phạm hành chính 7 cơ sở lĩnh vực ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt vi phạm hành chính 7 cơ sở lĩnh vực ATTP

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt 9 cơ sở hành nghề y, dược và 7 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) với số tiền 312 triệu đồng.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình ngăn chặn gần một tấn thực phẩm "bẩn" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình ngăn chặn gần một tấn thực phẩm "bẩn"

TTTĐ - Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hòa Bình vừa kiểm tra, ngăn chặn gần một tấn sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ.
Hà Nội yêu cầu phân rõ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội yêu cầu phân rõ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 352/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 16/8/2024 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới tại Hà Nội.
Xây dựng giải pháp tích hợp trong phòng chống sốt xuất huyết Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xây dựng giải pháp tích hợp trong phòng chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Chiều 3/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Toạ đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?”.
Suy đa phủ tạng do nhiễm liên cầu lợn khi giết mổ lợn bệnh Sức khỏe

Suy đa phủ tạng do nhiễm liên cầu lợn khi giết mổ lợn bệnh

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam thanh niên 32 tuổi (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), chuyển từ tuyến y tế cơ sở đến bệnh viện với chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
Xem thêm