Tag

Nhóm thực phẩm nguy cơ gây ung thư cao

Chung tay vì an toàn thực phẩm 07/09/2023 10:37
aa
TTTĐ - Bệnh ung thư được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó, số đông xuất phát từ vấn đề thực phẩm. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng chế độ dinh dưỡng được xem là một trong những thủ phạm gây ra sự biến đổi phân chia tế bào bất thường gây ra ung thư.

Dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh. Nhóm tiếp theo là nguyên nhân ngoại sinh như hút thuốc, lạm dụng rượu bia (chiếm 30%), nhóm nguyên nhân do rối loạn nội sinh trong cơ thể (chiếm 10%)...

Thực phẩm bị nấm mốc

PGS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các loại thực phẩm đều dễ bị nấm mốc. Trong đó, có tới 40% nấm mốc tạo ra nhiều độc tố. Những độc tố này đều là tác nhân gây bệnh tật cho con người.

Thậm chí, độc tố gây ngộ độc cấp tính, tử vong nhanh như độc tố botulinum. Các độc tố từ nấm có thể tích tụ lâu dài trong cơ thể gây ra nhiều bệnh tật khác như ung thư, suy thận. Đặc biệt, độc tố nấm mốc bền với nhiệt nên nấu chín cũng không loại bỏ được.

Không nên tiếc của những thực phẩm đã bị nấm mốc
Không nên tiếc của những thực phẩm đã bị nấm mốc

Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng 1 - Bệnh viện K (Hà Nội) kể anh từng tiếp nhận hai bệnh nhân đến khám đều có dấu hiệu nghi ngờ ung thư gan. Cả hai bệnh nhân này đều bán hàng thực phẩm. Họ tiếc những loại thực phẩm đã dập, mốc không bán được cho khách nên giữ lại ăn.

Những thực phẩm nấm mốc tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe rất lớn. Đặc biệt, nấm mốc ở các loại ngũ cốc như lạc, đỗ, gạo, ngô... chứa độc tố Aflatoxin gây ung thư gan. Độc tố này là loại gây ung thư mạnh nhất hiện nay. Aflatoxin gây ung thư gan bằng cách gây đột biến ở gene p53.

Nhiều tài liệu cho thấy độc tố aflatoxin có thể gây hại với liều lượng rất nhỏ. Độc tố này không thể nhìn bằng mắt thường. Một số thực phẩm bạn không nhìn thấy nấm mốc nhưng vẫn chứa độc tố gây hại cho sức khỏe.

Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp

Bác sĩ Trần Đức Cảnh, Khoa Thăm dò chức năng và nội soi, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), cho biết thịt đỏ nướng, thịt chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp… cũng là nhóm thực phẩm có nguy cơ gây ung thư cao.

Thịt đỏ là thịt của động vật có vú (bò, lợn, nai, trâu, ngựa), còn thịt trắng là thịt của các loại thịt động vật dưới thú như cá, chim, lưỡng cư, bò sát. Thịt nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra lượng acrylamide, một chất gây ung thư. Vì vậy, các chuyên gia đều khuyên rằng nên hạn chế ăn thịt đỏ, đặc biệt khi nướng tránh để bị cháy cạnh.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ tăng nguy cơ ung thư

Các thực phẩm thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói, salami, nem chua, lạp xưởng... chứa nhiều muối và các hóa chất gây ung thư như nitrat và nitrit. Ngay cả thịt hun khói tự nhiên cũng chứa hắc ín gây hại.

Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối, trong khi các hộp đựng cũng được làm từ nguyên liệu có chứa hóa chất gây hại như Bisphenol-A (BPA). BPA là một chất có thể gây rối loạn hormone, nội tiết, từ đó gây xáo trộn chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh sản, tăng trưởng, nhiễm sắc thể và não, làm rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư.

Đường và carbohydrate tinh chế

Thực phẩm có đường và carb tinh chế như mì ống trắng, bánh mì trắng, gạo trắng, ngũ cốc có đường gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư. Theo nghiên cứu xuất bản năm 2020, các chất này dễ dẫn đến béo phì và tiểu đường tuýp 2. Đây là hai điều kiện tốt thúc đẩy quá trình hình thành viêm và stress oxy hóa, làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Theo phân tích năm 2019, bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú và nội mạc tử cung. Đường và carb tinh chế cũng gây tình trạng đường huyết cao, dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng.

Để hạn chế ảnh hưởng của carb tinh chế, chuyên gia khuyến nghị sử dụng bánh mì nguyên cám, gạo lứt và yến mạch thay thế.

Hoa quả chứa chất bảo quản

Đa số mọi người đều cho rằng ăn nhiều hoa quả rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai nghĩ tới vấn đề sạch, bẩn của chúng. Thực tế cho thấy thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại trái cây “bẩn”.

Nhiều loại trái cây không rõ nguồn gốc, ngâm tẩm hóa chất gây ung thư
Nhiều loại trái cây không rõ nguồn gốc, ngâm tẩm hóa chất gây ung thư

Ngoài những loại trái cây được chứng nhận có nguồn gốc hữu cơ thì hầu hết các loại hoa quả đang được bán trên thị trường đều có quy trình trồng, bảo quản chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, chất chất hóa học... vượt mức cho phép và chúng có thể gây ung thư.

Bia rượu và đồ uống có cồn

Các nghiên cứu cho thấy việc uống quá nhiều rượu sẽ dẫn đến ung thư. Theo khuyến nghị, chỉ uống một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới. Vượt quá vùng an toàn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột kết, gan, vòm họng, thực quản và trực tràng. Bạn có thể lựa chọn uống rượu vang đỏ thay thế vì trong rượu vang đỏ chứa hợp chất resveratrol giúp chống lại bệnh ung thư.

Những mẹo bảo quản bánh Trung thu không bị mốc Những mẹo bảo quản bánh Trung thu không bị mốc

TTTĐ - Bánh Trung thu là món truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp rằm tháng tám hằng năm. Để đảm bảo hương vị ...

Cách chọn bánh Trung thu bảo đảm an toàn thực phẩm Cách chọn bánh Trung thu bảo đảm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Vào dịp này, bên cạnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn, vẫn còn một ...

Đồ nướng Đồ nướng "vào vụ": Cẩn thận "sướng" miệng, hại sức khỏe

TTTĐ - Vào thu, thời tiết mát mẻ cũng là thời điểm món nướng lên ngôi. Nhiều quán đồ nướng thời điểm này đã tấp ...

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm