Tag

Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức

Thị trường - Tài chính 14/08/2024 23:56
aa
TTTĐ - Ngày 14/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội, động lực và thách thức”.
Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử FedEx ra mắt bộ tài liệu mới nhất hướng dẫn vận hành thương mại điện tử xuyên biên giới Khen thưởng thành tích trong quản lý thuế thương mại điện tử Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản
Các khách mời tham dự tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các khách mời tham dự tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại tọa đàm, các vị khách mời đều khẳng định vai trò và vị thế tiên phong của thương mại điện tử trong nền kinh tế số. Chính phủ, các bộ, ngành luôn nỗ lực và hướng tới xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững.

Kinh tế số, thương mại điện tử len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống

Nhấn mạnh thương mại điện tử là một trong những động lực lớn, quan trọng nhất để phát triển kinh tế số, PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) cho hay, tính đến hết năm 2023, lĩnh vực thương mại điện tử đã đóng góp khoảng 15% -17% trong tổng giá trị của kinh tế số quốc gia.

PGS.TS Trần Minh Tuấn chia sẻ một số điểm nhấn nổi bật trong việc triển khai Chiến lược kinh tế số, trong đó có kinh tế số ngành, lĩnh vực trong thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
PGS.TS Trần Minh Tuấn chia sẻ một số điểm nhấn nổi bật trong việc triển khai Chiến lược kinh tế số, trong đó có kinh tế số ngành, lĩnh vực trong thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện nay, Việt Nam có trên 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19.

Từ tốc độ tăng trưởng của hoạt động thương mại điện tử, theo PGS.TS Trần Minh Tuấn, mục tiêu doanh thu thương mại điện tử chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025 có thể đạt được.

Trong khi đó TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cũng nhìn nhận, chưa bao giờ nền kinh tế số, tức là hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số cộng với thương mại điện tử, lại len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng như hiện nay, tạo ra hàng triệu việc làm cả trực tiếp và gián tiếp.

TS. Võ Trí Thành: Nền kinh tế số, đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống từ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng như hiện nay.
TS. Võ Trí Thành: Nền kinh tế số, đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống từ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng như hiện nay.

Đặc biệt, việc giám sát tốt hơn đối với hoạt động thương mại điện tử, giúp đóng góp cho ngân sách từ kinh tế số ngày càng cao. Riêng năm 2023, doanh thu của thương mại điện tử là 3,5 triệu tỷ đồng, thu ngân sách từ đó là khoảng 100.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc thúc đẩy thương mại điện tử hay kinh tế số còn nhiều điểm cần lưu ý khi việc thu hẹp khu vực thương mại truyền thống, khu vực bán lẻ có thể tạo ra những tác động không mong muốn, do đó, cần quan tâm về mặt chính sách, để không ai bị thiệt thòi, bị bỏ lại phía sau; xử lý hiệu quả các tranh chấp, bảo vệ người tiêu dùng.

Từ góc độ một sàn thương mại điện tử, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, trong những cuộc khảo sát thị trường, Shopee nhận thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam có một số thử thách về tiếp cận thị trường thương mại điện tử; xu hướng thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng…

TS. Võ Trí Thành và bà Lại Việt Anh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
TS. Võ Trí Thành và bà Lại Việt Anh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ở Việt Nam, Shopee đã có những chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp tiếp cận với thương mại điện tử một cách dễ dàng hơn thông qua các khóa huấn luyện kỹ năng, sử dụng công cụ, cách thức, cơ chế vận hành phù hợp với thương mại điện tử. Từ đó giúp những doanh nghiệp này phát triển tốt hơn và bền vững hơn.

Tuy nhiên, trước tốc độ sáng tạo, sự thay đổi trên thế giới cũng như tại Việt Nam về thương mại điện tử, công nghệ, Shopee mong muốn các cơ quan chức năng có những điều chỉnh về chính sách, cơ chế hỗ trợ để giúp doanh nghiệp, cá nhân được tiếp cận, tạo ra những sản phẩm, phương thức kinh doanh thương mại điện tử mới, phát triển tốt hơn, bền vững hơn.

Bà Nguyễn Thị Thảo và TS. Võ Trí Thành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Nguyễn Thị Thảo và TS. Võ Trí Thành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tận dụng cơ hội lớn từ thương mại điện tử xuyên biên giới

Tới đây, một trong những hướng phát triển quan trọng của thương mại điện tử ở Việt Nam là gắn với chuỗi giá trị, thúc đẩy hiệu quả của những mắt xích trong chuỗi cung ứng.

Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) Lại Việt Anh, cho rằng, từ phía Nhà nước, cần có những chính sách để gắn kết chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử với những quy hoạch phát triển vùng, hệ thống phân phối. Đây là những việc Bộ Công thương đã làm trong giai đoạn vừa qua và sẽ tiếp tục làm trong thời gian tới.

Bà Lại Việt Anh (bên trái): Chúng ta cần gắn những định hướng phát triển chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử với những quy hoạch phát triển vùng, hệ thống phân phối - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Lại Việt Anh (bên trái): Chúng ta cần gắn những định hướng phát triển chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử với những quy hoạch phát triển vùng, hệ thống phân phối - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Mắt xích quan trọng nhất là thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong những vùng kinh tế trọng điểm, để xác định được những địa phương nào có những ưu thế về sản phẩm, hàng hoá, logistic hoặc tổ chức kho hàng để có thể tối ưu hoá hiệu quả của chuỗi cung ứng”, bà Lại Việt Anh cho hay.

Đáng chú ý, các khách mời đều cho rằng, Việt Nam có dư địa, tiềm năng rất lớn về thương mại điện tử xuyên biên giới. Một số ước tính về xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới cho thấy, năm 2022 đạt khoảng 3,3 tỷ USD, năm 2027 kỳ vọng đạt hơn 11 tỷ USD nếu có những cơ chế hỗ trợ từ cả nền tảng thương mại điện tử cũng như Nhà nước.

Theo bà Lại Việt Anh định hướng kế hoạch phát triển thương mại điện tử trong 5 năm tới mà Bộ Công Thương đang tham mưu trình Chính phủ đó là hướng tới xuất khẩu để đưa sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường quốc tế và có tính cạnh tranh, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các nhà sản xuất có thể bán hàng ra thị trường toàn cầu.

Bà Lại Việt Anh: Dữ liệu không chỉ là sức sống của kinh tế số, của thương mại điện tử mà nó cũng sẽ là một trong số những chìa khoá cho việc triển khai thực thi pháp luật về thương mại điện tử - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Lại Việt Anh: Dữ liệu không chỉ là sức sống của kinh tế số, của thương mại điện tử mà nó cũng sẽ là một trong số những chìa khoá cho việc triển khai thực thi pháp luật về thương mại điện tử - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng quan điểm, lãnh đạo Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng cho rằng thương mại điện tử xuyên biên giới hiện nay đang có những cơ hội phát triển rất lớn, tận dụng lợi thế ở gần với thị trường Trung Quốc.

Thời gian qua, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã xây dựng các nền tảng thương mại điện tử B2B, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới như Amazon, Alibaba, Timo,.. để các sản phẩm, hàng hóa khi lên sàn thương mại điện tử của Việt Nam cũng sẽ tương ứng xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của thế giới, kết nối người mua trực tiếp với người bán cũng như nhà sản xuất.

“Tôi hoàn toàn thống nhất với kế hoạch thương mại điện tử của Chính phủ sắp tới sẽ đặt vấn đề thương mại điện tử xuyên biên giới là một cơ hội lớn để chúng ta xuất khẩu hàng hóa xuyên biên giới”, PGS.TS Trần Minh Tuấn bày tỏ.

PGS.TS Trần Minh Tuấn: Thương mại điện tử đã đem lại rất nhiều tác động tốt đẹp, tuy nhiên, cũng có những những vấn đề liên quan đến tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng, hàng hóa tiêu dùng… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
PGS.TS Trần Minh Tuấn: Thương mại điện tử đã đem lại rất nhiều tác động tốt đẹp, tuy nhiên, cũng có những những vấn đề liên quan đến tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng, hàng hóa tiêu dùng… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dữ liệu - sức sống của thương mại điện tử

Cũng tại tọa đàm, các khách mời đều cho rằng, để thương mại điện tử phát triển bền vững cần phải cân bằng tất cả các yếu tố tham gia thị trường, từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nội địa, giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp thương mại, giữa người bán hàng và người tiêu dùng…

Hiện nay dữ liệu không chỉ là sức sống của kinh tế số, của thương mại điện tử mà nó cũng sẽ là một trong số những chìa khoá cho việc triển khai thực thi pháp luật về thương mại điện tử thời gian tới.

Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức

Do đó, cần những nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong việc kết nối dữ liệu giữa những cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể độc lập được điều chỉnh bởi pháp luật, giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương và những nền tảng thương mại điện tử lớn

Trong đó, TS. Võ Trí Thành nêu 3 vấn đề lớn cần xử lý trong hoàn thiện thể chế. Trước hết là khung pháp lý ứng xử với dữ liệu, bởi đây là nguồn lực mới, một nhân tố sản xuất mới và toàn bộ các hoạt động, dù là công nghệ hiện đại đến đâu thì đều dựa trên dữ liệu, nhất là dữ liệu lớn (Big Data).

Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức

Thứ hai là các nền tảng kết nối, trao đổi điện tử với sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, cùng các vấn đề về trách nhiệm, tranh chấp nếu có.

Thứ ba là tuân thủ các cam kết, thỏa thuận hợp tác và chuẩn mực quốc tế về dịch chuyển hàng hóa, dòng thông tin, dòng tài chính.

“Thương mại điện tử hay kinh tế số nói chung là sự kết hợp sao cho nhuần nhuyễn nhất giữa kinh tế thực, dòng chảy của hàng hóa dịch vụ với dòng chảy của thông tin, dòng chảy của dữ liệu và dòng chảy của tài chính”, TS. Võ Trí Thành nói.

Đọc thêm

Thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt chống gian lận thương mại Thị trường - Tài chính

Thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt chống gian lận thương mại

TTTĐ - Để đối phó với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt.
Giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công Thị trường - Tài chính

Giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công

TTTĐ - Đây là chủ đề được báo Người Lao động đưa ra cho các chuyên gia phân tích, bàn luận tại phiên thứ 3 Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 diễn ra vào sáng nay 15/8.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm soát việc sử dụng thuốc lá Thị trường - Tài chính

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm soát việc sử dụng thuốc lá

TTTĐ - Sáng 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng chống tác hại của thuốc lá.
“Siêu hội thành viên LazMall” mang ưu đãi đặc quyền đến khắp Đông Nam Á Thị trường - Tài chính

“Siêu hội thành viên LazMall” mang ưu đãi đặc quyền đến khắp Đông Nam Á

TTTĐ - Các tín đồ mua sắm khắp Đông Nam Á sẽ có cơ hội hưởng những ưu đãi đặc biệt vào tháng 8 này khi Lazada trở lại với “ Siêu hội thành viên LazMall” – ngày hội ưu đãi lớn nhất dành cho các thành viên thương hiệu với hàng loạt các quà tặng độc quyền, các bộ sản phẩm phiên bản giới hạn cùng các ưu đãi mã giảm giá, freeship chỉ có trong dịp này.
Quảng Nam thực hiện cắt giảm 5% chi thường xuyên Kinh tế

Quảng Nam thực hiện cắt giảm 5% chi thường xuyên

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Ban, Sở, ngành, hội, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố về thực hiện tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách năm 2024.
Chính sách nhà đất mới hiệu lực, đâu là giải pháp cho người mua? Thị trường - Tài chính

Chính sách nhà đất mới hiệu lực, đâu là giải pháp cho người mua?

TTTĐ - Từ ngày 1/8, ba luật liên quan đến bất động sản gồm luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới. Theo các chuyên gia, luật mới này được kỳ vọng sẽ giúp giảm giá bất động sản và tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân. Trên thực tế, có thể sẽ có nhiều biến chuyển theo chiều hướng ngược lại.
Kỳ vọng từ các cơ chế chính sách đặc thù Thị trường - Tài chính

Kỳ vọng từ các cơ chế chính sách đặc thù

TTTĐ - Chương trình Kinh doanh & Thị trường phát sóng trên kênh VTV8 từ thứ Ba đến thứ Bảy hằng tuần vào lúc 18h30; cung cấp thông tin kinh tế và thị trường đầy đủ, chi tiết và thiết thực nhất cho khán giả. Đây không chỉ là một nguồn tài liệu hữu ích mà còn là một cầu nối quan trọng giữa các bên liên quan trong cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng. Chương trình hân hạnh có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS).
Triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 Thị trường - Tài chính

Triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 8/8/2024 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
Tăng cường xử lý hàng giả, hàng lậu trước Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Tăng cường xử lý hàng giả, hàng lậu trước Tết Trung thu

TTTĐ - Để ngăn chặn hoạt động buôn bán vận chuyển hàng lậu, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng mức xử phạt, đồng thời sửa đổi các quy định pháp lý phù hợp thực tế, tạo điều kiện cho lực lượng chức năng ngăn chặn hoạt động này.
VNSC by Finhay: Dễ dàng đầu tư và quản lý trên cùng nền tảng Thị trường - Tài chính

VNSC by Finhay: Dễ dàng đầu tư và quản lý trên cùng nền tảng

TTTĐ - Lựa chọn quỹ đầu tư và quản lý danh mục là những trở ngại lớn của các nhà đầu tư quỹ mới gia nhập thị trường, nhưng với VNSC by Finhay - nền tảng phân phối chứng chỉ quỹ hàng đầu, người dùng dễ dàng đầu tư và quản lý danh mục quỹ thông minh trên cùng một nền tảng duy nhất.
Xem thêm