Tag

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông

Người Hà Nội 14/03/2024 16:00
aa
TTTĐ - Trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam, có vô số biểu diễn đặc sắc như quan họ, trống quân, chèo, tuồng, cải lương… được yêu thích và phổ biến ở nhiều vùng miền, từ đồng bằng đến núi rừng. Trong số đó, hai diễn xuất nghệ thuật đặc trưng là Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông hiện chỉ còn tồn tại ở nơi duy nhất, đó là thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Làng Chanh Thôn - nơi lưu giữ và phát triển ca trù Bảo tồn nghề dệt lưới chã làng Văn Lãng

Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông là câu chuyện về sự tự hào và tinh thần đoàn kết của người dân làng Phú Nhiêu. Những người cao tuổi ở đây vẫn lưu truyền câu chuyện về ngày xưa, khi các vua chúa thường xuyên ghé thăm làng để thưởng ngoạn hội hè và các trình diễn dân gian.

Với lòng hiếu khách và tôn trọng văn hóa, các vị vua đã tặng đình làng một bức hoành phi khảm trai, treo tại đình với bốn chữ "Cận thủy lâu đài" - tượng trưng cho sự quý phái và uy nghi của đình làng. Đồng thời, họ cũng trao cho dân làng bốn chữ "Cổ đạo cận tồn" - là lời nhắc nhở về giá trị của truyền thống và văn hóa.

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông
Nghi lễ trước khi biểu diễn Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông

Trong ngày hội chính, dân làng tổ chức lễ dựng cây đám, rước long ngai, bài vị thành hoàng từ miếu về đình dự hội và tế yên vị. Kết thúc phần nghi lễ là chầu hò, múa hát bài bông và bơi trải. Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông là phần chủ đạo trong lễ hội làng Phú Nhiêu.

Sở dĩ gọi Hò Cửa Đình là vì mọi hoạt động diễn xướng của hò cửa đình cũng như múa hát bài bông chỉ diễn ra tại đình và chỉ trong những ngày làng mở hội. Hò cửa đình mang tính lễ nghi, tín ngưỡng nên có những quy định riêng; những chàng trai tuổi từ 16 đến 39 phải tham gia hội giai hò trong những ngày làng vào đám mở hội.

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông
Các thiếu nữ xinh đẹp thôn Phú Nhiêu trong trang phục biểu diễn Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông

Những người tham gia hò ăn mặc chỉnh tề theo lệ làng: Khăn xếp, áo the, quần trúc bâu trắng. Người hò không kể số lượng, chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất gọi là nhóm cái. Nhóm thứ hai gọi là nhóm lĩnh xướng, nhóm này chia thành ba hàng, mỗi hàng có năm hoặc sáu người. Đây là nhóm tập chung những người có giọng hò tốt, thuộc hết bài hò.

Mỗi người trong nhóm cầm đôi xênh bằng tre khô, dài một ngang tay, rộng hai đốt ngón tay để giữ nhịp cho bài hò. Nhóm còn lại chia làm hai hàng đứng hai bên tả hữu hò phụ hoạ những điệp khúc trong câu đầu của mỗi trổ hò. Mỗi người trong nhóm cầm một dầm bơi chải để múa phụ hoạ. Tất cả đứng quay mặt về phía hậu cung

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông
Nghệ nhân Nhân dân Lương Văn Tố (áo sẫm) (Ảnh do gia đình nghệ nhân cung cấp)

Mỗi chầu hò phải diễn xướng đủ nội dung của bài hò khoảng 500 câu. Chầu hò gồm có 3 bài: bài Giáo, bài Hò và bài Khóng. Hò cửa đình có nội dung phong phú và làn điệu đa dạng. Bài giáo có nội dung chúc tụng vua chúa, chú tụng đức thành hoàng bản cảnh, chúc tụng mọi tầng lớp nhân dân trong làng và giới thiệu lý do mở hội.

Bài hò là phần quan trọng của chầu hò được chia thành hò đình ngoài và hò đình trong với nội dung ca ngợi chúc tụng thành hoàng làng, ca ngợi quê hương đất nước. Bài Khóng là những lời chúc tụng, cầu mong, ước nguyện cho dân lang khỏe mạnh lễ hội diễn ra tưng bừng, nhộn nhịp.

Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông từng giành giải A trong liên hoan dân ca dân vũ nhưng mức độ lan tỏa của loại hình văn hóa dân gian này còn khá hạn chế.

Thậm chí những năm đầu sau khi đất nước thống nhất 1975, hội làng cũng có năm không tổ chức hò cửa đình và múa hát bài bông do quá ít người thành thạo, không có kinh phí mua trang phục.

Đến nay, với sự nỗ lực của những người nghệ nhân già như cụ Lương Tất Tố, làn điệu dân gian này dần sống lại trong đời sống văn hóa tinh thần của dân làng Phú Nhiêu nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Tuy những gia truyền quý báu này được lưu giữ nhưng phải đối mặt không ít những thách thức. Sự thay đổi từ xã hội hiện đại và áp lực từ sự phát triển kinh tế đang đặt ra những thách thức lớn trong việc bảo tồn và gìn giữ Hò Cửa Đình và Múa Hát Bài Bông. Để bảo vệ và duy trì những di sản văn hóa này, sự hỗ trợ từ cộng đồng và sự quan tâm từ các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ là cần thiết.

Nghệ nhân Nhân dân Lương Văn Tố, người làm lĩnh xướng đội hò cửa đình mỗi khi hội làng tổ chức diễn xướng, chia sẻ: "Với Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông không chỉ là việc biểu diễn tốt mà còn là việc truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Ở nhiều làng quê khác, thế hệ trẻ hầu như không chí thú với nghệ thuật dân gian thì ở Phù Nhiêu, các em đều coi nghệ thuật này như là dòng máu nuôi sống cơ thể, để lan tỏa tinh thần và nét đẹp của quê hương. Điều này là một phần không thể thiếu trong quá trình bảo tồn và phát triển di sản văn hóa”.

Nghệ nhân Nhân dân Lương Văn Tố nhắc lại lời của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh: “Hò Cửa Đình quý như một loại vàng ròng trong kho tàng văn hóa dân gian của vùng đồng bằng Bắc bộ”.

Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân làng Phú Nhiêu. Được tham gia vào Hội giai hò và Đội múa hát Bài Bông là một vinh dự lớn đối với mỗi các nhân, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Cứ như vây, những làn điệu dân ca đó vẫn mãi trường tồn với thời gian, với năm tháng.

Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa dân gian truyền thống như Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, một cộng đồng hay một tổ chức mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chỉ khi chúng ta cùng nhau hành động và gìn giữ, những di sản văn hóa này mới có thể được truyền lại cho thế hệ sau một cách nguyên vẹn và giàu giá trị.

Đọc thêm

Khai thác "kho vàng ròng" từ nhà khoa học để phát triển Thủ đô Người Hà Nội

Khai thác "kho vàng ròng" từ nhà khoa học để phát triển Thủ đô

TTTĐ - Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bày tỏ tại Hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Lễ hội tôn vinh nghề trồng sen Tây Hồ Người Hà Nội

Lễ hội tôn vinh nghề trồng sen Tây Hồ

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 5 ngày của tháng 7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ.
Những con đường tím biếc dưới mưa Người Hà Nội

Những con đường tím biếc dưới mưa

TTTĐ - Sau những giọt mưa trong trẻo và êm đềm của đầu hè, những nẻo đường, ngõ phố của Hà Nội tím biếc, mơ màng, đẹp đến mức ai cũng say mê ngắm mãi.
Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi Người Hà Nội

Người Hà Nội và những âm hưởng Điện Biên vang mãi

TTTĐ - Dù cách Điện Biên gần 500km, trái tim người Hà Nội vẫn hướng về vùng đất "Tây Bắc núi ngút ngàn trùng xa". Bởi cách đây 70 năm, rất nhiều công dân Thủ đô đóng góp cho chiến dịch "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" này. Có những người con của Hà Nội đã hi sinh xương máu trên những chặng đường chiến dịch. Có những người giờ ở Hà Nội nhưng tâm hồn vẫn chan chứa kỉ niệm "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm"...
Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội

TTTĐ - Là Thủ đô của nhà nước độc lập, cách đây 70 năm, mặt trận Hà Nội đã đóng góp những ý nghĩa quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều năm qua, những dấu ấn Điện Biên trong lòng Hà Nội tiếp tục được gìn giữ, phát huy để không chỉ người Thủ đô mà Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đến nơi này đều được nhắc nhớ về chiến thắng “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc ta.
Bản hòa ca ngày non sông thống nhất Nhịp điệu cuộc sống

Bản hòa ca ngày non sông thống nhất

TTTĐ - Là Thủ đô thiêng liêng, trái tim của cả nước, Hà Nội luôn mong muốn non sông liền một dải, hòa bình cho tất cả mọi người. Chính vì thế, Ngày Giải phóng miền Nam chính là ngày hạnh phúc của người Hà Nội nở hoa.
Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn... Người Hà Nội

Để kì nghỉ lễ vui trọn vẹn...

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động năm nay kéo dài, mỗi người, mỗi gia đình đều có kế hoạch cho riêng mình. Để chuyến đi hay những ngày nghỉ thực sự vui trọn vẹn, chúng ta cần chú ý giữ gìn và nâng cao ý thức mọi lúc, mọi nơi.
Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới Người Hà Nội

Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới

TTTĐ - Hà Nội được xếp hạng thứ 97 trong danh sách các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024.
Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Không gian nghệ thuật sáng tạo mới cho công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công trình nghệ thuật cầu đi bộ Trần Nhật Duật vừa hoàn thiện và đi vào sử dụng góp thêm cho Hà Nội một không gian đặc sắc trong việc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Mô hình điểm thiết thực chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Song Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã ra mắt mô hình điểm “Di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu”, “Thôn văn hóa kiểu mẫu” tại thôn Tháp Thượng. Đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm