Tag

Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh

Môi trường 25/09/2023 10:03
aa
TTTĐ - Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện tại và trong tương lai. Việc phát triển kinh tế tuần hoàn cũng nhằm tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Biến thách thức nhựa thành cơ hội trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn Phát động “Giải báo chí toàn quốc viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” năm 2023 Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn làm "đòn bẩy" giải quyết bài toán ô nhiễm nhựa Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn

Xu thế tất yếu của nền kinh tế

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. Xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng.

Tại Việt Nam, phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; Giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên; Hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường.

Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh
Việt Nam đã có một số mô hình tiếp cận của kinh tế tuần hoàn

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững; Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải.

Hiện nay, một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như: Phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; Tái chế, tái sử dụng chất thải; Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; Các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; Phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường...

Việt Nam đã có một số mô hình tiếp cận của kinh tế tuần hoàn như mô hình thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy… trong nông nghiệp có mô hình vườn - ao - chuồng, vườn - rừng - ao - chuồng, thu hồi gas từ chất thải vật nuôi…, các mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Mặc dù còn nhiều hạn chế, như còn gây ô nhiễm môi trường, nhưng các mô hình này cũng đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn.

Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn

Hiện nay, vấn đề quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã được toàn xã hội nhận thức đầy đủ hơn. Chính vì vậy, các chiến dịch về bảo vệ môi trường như chống rác thải nhựa đã được cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên cả nước tích cực hưởng ứng, tham gia.

Vì vậy, đã hình thành một số mô hình mới hướng đến gần hơn với kinh tế tuần hoàn như: Mô hình khu công nghiệp sinh thái tại một số địa phương; Sáng kiến "Không xả thải ra thiên nhiên" do VCCI khởi xướng; Mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản; Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam; Đối tác toàn cầu về nhựa của Việt Nam. Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp cũng đang rất tích cực hưởng ứng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Phát triển kinh tế tuần hoàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh
Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Ngay từ những năm đầu của thập niên 2021-2030, cần tập trung triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội hợp tác trong tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững đất nước. Trong đó, Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo để doanh nghiệp, người dân phát huy vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Thời gian tới, cần xem phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp tất yếu để nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững; Phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm.

Cùng với đó, cần phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, quán triệt các cấp ủy đảng, chính quyền; Tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội về yêu cầu thực tiễn, vai trò, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đóng vai trò trung tâm.

Có thể nói rằng, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII trình Đại hội đã xác định xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030; Là cơ sở vững chắc để tin tưởng vào việc tận dụng thành công các cơ hội và chuyển hóa được những thách thức để phát triển kinh tế tuần hoàn, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.

Đọc thêm

Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt Môi trường

Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt

TTTĐ - Do mưa giảm nên lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy có xu hướng rút nhanh. Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt.
Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ Môi trường

Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 26/9, khu vực các tỉnh Kom Tum, Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng phổ biến ở Kon Tum từ 15-40mm, có nơi trên 60mm; Lâm Đồng từ 10-20mm, có nơi trên 50mm.
Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ Môi trường

Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ

TTTĐ - Những ngày qua, mặc dù tại Thủ đô Hà Nội không xảy ra mưa lớn, song lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy rút rất chậm. Với tốc độ lưu thoát như hiện nay, vùng thấp trũng, ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức còn ngập lụt 3 - 5 ngày tới; vùng ven sông Tích thuộc huyện Thạch Thất, Quốc Oai là 2 - 4 ngày. Do đó, các địa phương cần có phương án đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con Nhân dân.
Nhân rộng lối sống xanh qua cuộc thi vẽ tranh "Ngôi trường xanh" Môi trường

Nhân rộng lối sống xanh qua cuộc thi vẽ tranh "Ngôi trường xanh"

TTTĐ - Với mục tiêu nâng cao nhận thức, hành động của trẻ em về bảo vệ môi trường, thúc đẩy lối sống xanh, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống đã phát động Cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề "Ngôi trường xanh".
Bình Định chính thức khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn Xã hội

Bình Định chính thức khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn

TTTĐ - Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) vừa phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn.
Quảng Nam: Nước thải đen ngòm từ Cụm công nghiệp An Lưu lại đổ ra môi trường Xã hội

Quảng Nam: Nước thải đen ngòm từ Cụm công nghiệp An Lưu lại đổ ra môi trường

TTTĐ - Mặc dù Cụm công nghiệp An Lưu tại thị xã Điện Bàn có nhà máy xử lý nước thải nhưng nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý vẫn chảy ra môi trường, gây ô nhiễm.
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm có lúc có mưa Môi trường

Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm có lúc có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 22/9 và ngày 23/9, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Vinamilk: Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn Môi trường

Vinamilk: Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn

TTTĐ - Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023 - 2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Rà soát, sơ tán dân khi mưa lớn, lũ sông đang lên trở lại Môi trường

Rà soát, sơ tán dân khi mưa lớn, lũ sông đang lên trở lại

TTTĐ - Từ nay đến ngày 23/9, Thủ đô có mưa lớn, lũ trên các sông Bùi, Tích, Mỹ Hà lên trở lại, cần rà soát, sẵn sàng sơ tán dân ứng phó các tình huống thiên tai.
Xem thêm