Tag

Xây dựng giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội văn minh

Người Hà Nội 23/01/2024 16:25
aa
TTTĐ - Hơn 40 tham luận cùng ý kiến đóng góp quý báu của các đại biểu đã giải mã những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Cùng sinh viên Thủ đô "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" Người Hà Nội trẻ giữ hồn Tết cổ truyền Xây dựng người Hà Nội thanh lịch bắt đầu từ giới trẻ

Sáng 23/1, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị toạ đàm “Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Thực trạng và giải pháp”.

Phát biểu khai mạc Hội nghị tọa đàm, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng cho biết: Với phương châm kiên trì, bền bỉ, hiệu quả lâu dài, TP Hà Nội đã không ngừng đổi mới, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm khơi thông dòng mạch cho nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người.

Xây dựng giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội văn minh
Toàn cảnh hội nghị tọa đàm

Trong nhiều nhiệm kỳ thành phố đều ban hành chương trình lớn riêng về phát triển văn hóa, con người Thủ đô, trọng tâm nhiệm kỳ này là Chương trình số 06-CTr/TU về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025".

Chương trình xác định rõ, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trong đó, nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh được coi là một trong những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô thời kỳ mới.

“Việc nghiên cứu hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch văn minh là yêu cầu hiện thực khách quan có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và con người Hà Nội; đồng thời cũng giải quyết yêu cầu thời kỳ phát triển mới của Hà Nội - thành phố sáng tạo đặt ra đó là phát triển con người Hà Nội ở một tầm vóc mới.

Việc giữ gìn và phát huy hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người thủ đô lại càng là yêu cầu có tính cấp thiết”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Đào Xuân Dũng phát biểu đề dẫn tại hội nghị toạ đàm.

Xây dựng giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội văn minh
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu tại hội thảo

Hội nghị tọa đàm “Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh - Thực trạng và giải pháp” được tổ chức là giải pháp quan trọng, nhằm huy động sự tham gia của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa trao đổi, nghiên cứu, hướng đến xác định hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.

Hội nghị tọa đàm phiên thứ nhất được tổ chức ngày 23/10/2023, với sự góp mặt của trên 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành; Thường trực Quận, Huyện, Thị ủy và Đảng ủy trực thuộc Thành ủy.

Tại hội nghị đã có 35 tham luận, trong đó có 12 ý kiến phát biểu trực tiếp đã làm rõ thực trạng - bức tranh tổng thể của việc xây dựng gia đình Thủ đô và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, chỉ rõ những ưu điểm, những kết quả triển khai thực hiện của các cấp ủy, chính quyền. Đồng thời, các tham luận cũng đã nêu được những vấn đề tồn tại, hạn chế; những khó khăn thách thức và cũng đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp để thực hiện trong hiệu quả thời gian tới.

Xây dựng giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội văn minh
Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Đức Tiến phát biểu tham luận tại hội thảo

Trên cơ sở phát huy kết quả của hội nghị phiên thứ nhất, hội nghị lần này tiếp tục mục tiêu tập trung nhận diện hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, thanh lịch, hiện đại, hội nhập.

Trên cơ sở đó, thành phố xác định các nhiệm vụ, giải pháp để phát huy vai trò của các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn Thủ đô, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 42 báo cáo tham luận của các nhà khoa học thuộc các cơ quan ở Trung ương và thành phố Hà Nội cũng như lãnh đạo, quản lý đại diện cho các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Chia sẻ tại hội nghị tọa đàm, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Đức Tiến cho biết: Thủ đô Hà Nội có trên 3 triệu thanh niên, chiếm khoảng 35% dân số thành phố, trong đó có hơn 720.000 đoàn viên, thanh niên. Ngoài ra, hàng năm, trên địa bàn thành phố còn có số lượng lớn thanh niên ở các địa phương về sinh sống, học tập và lao động.

Chính vì vậy, thanh niên Thủ đô là một lực lượng có vai trò quan trọng, tiên phong trong việc xây dựng chuẩn mực văn hóa cho chính mình và trong cộng đồng; đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô - xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước

Hệ giá trị con người và hệ giá trị Việt Nam là một trong những nội dung cốt lõi nhất của xây dựng phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Các hệ giá trị đó đều trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các sản phẩm có giá trị và có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng chí Nguyễn Đức Tiến đồng thời nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội LHTN thành phố Hà Nội trong việc cổ vũ, động viên, khích lệ thanh niên có lối sống đẹp, xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên trong thời đại mới.

Tổ chức Đoàn có nhiều chương trình hoạt động thiết thực như: Chương trình tuyên dương người con hiếu thảo; tổ chức đám cưới văn minh, tiết kiệm... từ đó đã tạo nên hiệu quả thiết thực, có tính lan tỏa giúp giới trẻ ngày càng trân trọng gia đình hơn.

Các báo cáo tham luận tập trung vào một số nội dung chính như: Nhận diện giá trị văn hóa gia đình ở Thủ đô Hà Nội; nhận diện chuẩn mực con người Thủ đô thanh lịch, văn minh hiện nay; quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để triển khai, tổ chức thực hiện các hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Thủ đô thanh lịch, văn minh trong đời sống thực tiễn.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm