Tag
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

Người Hà Nội 18/07/2024 08:00
aa
TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

Những xu hướng thời thượng

Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, giới trẻ ngày nay có xu hướng ưa chuộng những loại đồ uống nhanh, tiện lợi và có hương vị mới lạ như cà phê, trà sữa, nước ngọt có ga.

Các thương hiệu trà sữa nổi tiếng từ Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc đã du nhập và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, tạo nên một cơn sốt chưa từng có. Trà sữa không chỉ thu hút giới trẻ bởi hương vị phong phú mà còn bởi sự đa dạng trong cách trình bày, từ những cốc trà sữa với topping bắt mắt đến việc sử dụng ly nhựa thời trang.

Là bạn trẻ có sở thích đi gặp gỡ bạn bè tại các quán nước hiện đại, bạn Minh Anh (22 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Để so sánh với các loại trà truyền thống như trà mạn, trà sen... với các loại trà sữa, trà sáng tạo kiểu mới bây giờ mình có xu hướng thích đi những hàng quán hiện đại hơn. Các nước uống tại đó cũng rất bắt miệng, phù hợp với khẩu vị của mình hơn các loại trà ướp đơn thuần".

Trà sữa là thức uống được nhiều người trẻ yêu thích
Trà sữa là thức uống được nhiều người trẻ yêu thích

Cùng quan điểm với Minh Anh, Hà Minh Phương (25 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) cũng thích tới những quán trà sữa, cà phê thu hút nhiều bạn trẻ hơn so với các quán thuần về trà bởi cảm thấy không gian “không phù hợp lứa tuổi" .

Các quán cà phê và quán trà sữa mọc lên san sát, thu hút một lượng lớn khách hàng trẻ tuổi. Điều này khiến cho văn hóa trà truyền thống phần nào bị thu hẹp lại, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Những không gian quán cà phê hiện đại với thiết kế bắt mắt, wifi miễn phí và dịch vụ chuyên nghiệp đã trở thành lựa chọn ưu tiên của giới trẻ. Họ dễ dàng bị cuốn vào không khí sôi động, hiện đại của các quán cà phê thay vì tìm đến những chén trà thanh tịnh.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thịnh hành của các loại đồ uống hiện đại, vẫn có một bộ phận giới trẻ đam mê và trân trọng văn hóa trà truyền thống. Họ nhận thức rõ ràng về giá trị văn hóa và tinh thần mà trà truyền thống mang lại, không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức mà còn ở cách pha chế, trình bày và cảm nhận từng ngụm trà. Đặc biệt, trong đó có văn hóa “trà đá vỉa hè" vẫn giữ vững vị thế của mình trong lòng người Hà Nội.

Quán trà đá vỉa hè Hà Nội
Quán trà đá vỉa hè Hà Nội

Các quán trà đá vỉa hè xuất hiện ở khắp các con phố, ngõ hẻm từ thành thị đến nông thôn. Chỉ với vài chiếc ghế nhựa đơn giản, một chiếc bàn nhỏ và một ấm trà đá mát lạnh, những quán trà này đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người.

Giới trẻ thường tụ tập tại các quán trà đá sau giờ học, giờ làm để trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày. Chính sự giản dị và gần gũi của trà đá vỉa hè đã tạo nên một không gian thoải mái, không phân biệt đẳng cấp, khiến mọi người dễ dàng kết nối với nhau.

Nỗ lực gìn giữ và phát triển đặc sản nước nhà

Dù đối mặt với nhiều thách thức, người trẻ Việt ngày nay vẫn không ngừng nỗ lực gìn giữ và phát triển hồn cốt dân tộc và văn hóa trà không phải là ngoại lệ. Nhiều tổ chức và cá nhân đã có những hoạt động truyền thông xã hội nhằm truyền bá giá trị văn hóa trà Việt.

Trong đó, nhóm sinh viên Chens team từ trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã thực hiện dự án truyền thông mang tên “Người Việt trẻ thưởng trà,” tổ chức các chuỗi sự kiện và workshop về trà, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Những hoạt động này không chỉ giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về văn hóa trà mà còn tạo ra sân chơi để họ trải nghiệm và chia sẻ niềm đam mê, sở thích.

Bên cạnh đó, các mô hình quán trà truyền thống nhưng mang hơi hướng hiện đại cũng đang phát triển mạnh mẽ. Anh Nguyễn Việt Bắc và chị Lê Ngọc Linh, chủ quán Thưởng Trà trên phố Tông Đản, đã duy trì và phát triển quán suốt gần 14 năm. Thưởng Trà quán không chỉ giữ gìn các giá trị truyền thống mà còn cập nhật các xu hướng mới để thu hút giới trẻ, tạo ra một không gian thưởng trà vừa cổ điển vừa hiện đại.

Một góc nhỏ tại Thưởng Trà Quán - Tông Đản, Hà Nội
Một góc nhỏ tại Thưởng Trà quán trên phố Tông Đản, Hà Nội

Một yếu tố khác là sự xuất hiện của các thương hiệu trà nội địa do người trẻ sáng lập. Những thương hiệu này không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn chú trọng đến việc gìn giữ các giá trị truyền thống. Họ kết hợp giữa phương pháp chế biến truyền thống và công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm trà mang đậm bản sắc Việt nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại.

Nổi bật trong số đó là quán Phê La do chị Nguyễn Hạnh Hoa Founder kiêm CEO thương hiệu sáng lập. Với slogan “Chúng tôi bán Ô Long đặc sản”, Phê La đã khẳng định rõ ràng con đường riêng của mình, đưa trà Ô Long đặc sản đến gần hơn với khách hàng.

Chính sự kiên quyết và tin tưởng vào sản phẩm truyền thống đã giúp Phê La đánh dấu vị thế của mình trong lòng thực khách, đặc biệt là giới trẻ. Trà truyền thống đến với Phê La đã được khoác lên mình một lớp áo mới, thời thượng và sáng tạo nhưng phai nhạt đi dấu ấn truyền sống địa phương.

Trong thế giới hiện đại, văn hóa uống trà của người trẻ đã trở nên đa dạng và sáng tạo hơn bao giờ hết. Những người trẻ không chỉ khám phá và thử nghiệm các loại trà mới lạ mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa trà dân tộc. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đã tạo nên một văn hóa trà phong phú và đặc sắc.

Điều này không chỉ phản ánh sự giao thoa giữa các yếu tố cổ điển và mới mẻ, mà còn cho thấy sự tiếp nối và sáng tạo không ngừng của thế hệ trẻ. Văn hóa uống trà đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, mang lại niềm vui và cảm giác kết nối với cội nguồn văn hóa.

Mặc dù xu hướng thưởng trà của giới trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều biến đổi, nhưng những nỗ lực gìn giữ và phát triển hồn cốt dân tộc của họ đã và đang góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Điều này không chỉ thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc mà còn là minh chứng cho sự kết nối bền chặt giữa các thế hệ trong việc gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa tinh hoa của đất nước.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Xem thêm