Tag

Bữa ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng trong gia đình

Chung tay vì an toàn thực phẩm 04/10/2023 08:00
aa
TTTĐ - Chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa cơm gia đình không hợp lý là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng các bệnh mạn tính không lây.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe Người bị đau mắt đỏ cần chế độ dinh dưỡng ra sao? Can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân

Vai trò của bữa ăn gia đình

Theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng, hiện nay mô hình bệnh tật của người dân Việt Nam đang chuyển tiếp từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm với 75% tỷ lệ tử vong ở Việt Nam là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout …

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cho cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ vòng đời sẽ tạo ra sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ, phòng chống hữu hiệu với đa số bệnh tật để có một thể lực khỏe mạnh, sức khỏe tốt, năng suất lao động cao và chất lượng cuộc sống tốt cho mọi lứa tuổi.

Bữa ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng trong gia đình
Bữa cơm gia đình cần dinh dưỡng hợp lý

Mỗi lứa tuổi cần có những lưu ý riêng về chế độ ăn uống để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và phù hợp đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Đối với trẻ nhỏ cần được chế biến thức ăn riêng phù hợp, với trẻ đã ăn chung đồ ăn của gia đình và người cao tuổi thì cần lưu ý chế biến các món ăn đủ dinh dưỡng và dễ nhai nuốt.

Trẻ sau 6 tháng tuổi và người trưởng thành cần tiêu thụ sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với lứa tuổi để nâng cao chất lượng dinh dưỡng khẩu phần, đặc biệt là khẩu phần đạm dễ hấp thu, khẩu phần canxi vốn rất thiếu trong chế độ ăn của người Việt để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường và giúp người trưởng thành phòng chống loãng xương. Uống đủ nước sạch hàng ngày (1,5-2 lít) cũng cần thiết để có cơ thể khỏe mạnh, nhất là trong những ngày nắng nóng.

Mọi thực phẩm đều có những lợi ích và cả những tác dụng bất lợi, nhất là khi sử dụng quá nhiều. Do đó, mỗi bà nội trợ nên sử dụng hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm trong từng món ăn và từng bữa ăn để có chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến, các chị em cũng không quên đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để có những bữa ăn an toàn cho gia đình.

Việc đảm bảo bữa ăn gia đình hợp lý và an toàn cho gia đình là cách tốt nhất để bảo vệ gia đình bạn chống lại bệnh tật và còn làm tăng thêm tình cảm, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình khi hàng ngày cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình có dinh dưỡng hợp lý, ngon, rẻ và an toàn.

Bố trí dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn

Bữa ăn gia đình có vai trò vô cùng quan trọng và cần được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Một bữa ăn cân đối cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là: nhóm ngũ cốc, nhóm thực phẩm giàu đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo và nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

Đầu tiên phải kể đến là nhóm ngũ cốc, là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong nhóm ngũ cốc thì gạo là lương thực phổ biến được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác (như khoai lang, khoai tây, ngô …) để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.

Bữa ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng trong gia đình
Rau xanh và trái cây tươi rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ - những chất rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm, do đó làm cho tính cân đối của khẩu phần không được đảm bảo. Năng lượng từ ngũ cốc cung cấp 68%, các chất béo cung cấp 18% và các chất đạm cung cấp 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn của người trưởng thành.

Nhóm thực phẩm giàu đạm cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể tăng trưởng, duy trì nhiều hoạt động sống và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.

Mọi người cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loại vật nuôi, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ…

Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò …) có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, việc ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… do đó không nên ăn nhiều; Tăng cường ăn các loại thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…) và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần.

Các loại cá nhỏ nấu nhừ ăn cả xương, tôm và tép ăn cả vỏ và cua là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể. Các loại hạt đậu, đỗ cũng là nguồn đạm thực vật tốt.

Nhóm chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật) giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng, cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K.

Mỡ động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa nên hạn chế ăn. Tuy nhiên mỡ cá và mỡ gia cầm có nhiều chất béo chưa bão hòa, đặc biệt omega 3 có lợi cho sức khỏe.

Các loại dầu thực vật cũng thường có nhiều chất béo chưa bão hòa có tác dụng tốt cho tim mạch và được khuyến khích tiêu thụ như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt cải…

Tuy nhiên cũng có một số loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo bão hòa (như dầu cọ, dầu dừa) cũng không nên ăn nhiều; Không nên ăn quá nhiều các món xào, rán, nướng và nên tăng cường ăn các món luộc, hấp để giảm mất mát các chất dinh dưỡng và biến đổi thực phẩm trong khi chế biến gây tác hại cho sức khỏe.

Dầu, mỡ để rán chỉ dùng một lần rồi đổ bỏ, không dùng lại nhiều lần, hạn chế ăn đồ nướng vì làm tăng nguy cơ gây ung thư. Thực phẩm chế biên sẵn như mì ăn liền có nhiều chất béo chuyển hóa thể trans cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, vì vậy nên ăn hạn chế.

Nhóm rau, quả cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phát triển ở trẻ nhỏ và làm cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau và quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng và chất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, giúp tăng trưởng và phát triển tốt.

Bên cạnh đó rau, quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây; Ăn ít rau và trái cây được quy cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới; Ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dầy ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ, 11% số trường hợp đột quỵ.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên ăn ít nhất 400 gam rau, quả mỗi ngày có tác dụng phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Trẻ em cũng cần tập cho ăn rau với cách chế biến phù hợp. Những người thừa cân, béo phì, rối loạn đường huyết, đái tháo đường nên hạn chế các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải …

Ngoài ra, việc ăn mặn làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư dạ dày, loãng xương, sỏi thận … Hiện nay đa số người dân đều ăn thừa muối từ 2 đến 3 lần so với nhu cầu khuyến nghị là 5 gam muối/ngày.

Do vậy, các bà nội trợ cần chú ý giảm các loại gia vị mặn chứa nhiều muối được cho vào trong quá trình nấu ăn; Hạn chế ăn các món kho, rim, rang; hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, mì ăn liền, bánh mì, bim bim; các món ăn rang muối, dưa cà muối, cá khô...; Hạn chế chấm nước mắm, muối, bột canh khi ăn hoặc pha loãng nước chấm hay dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác bù cho vị mặn bị bớt đi.

Đọc thêm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (52 tuổi, ở Thanh Hóa) với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi, theo dõi xơ gan.
Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách

TTTĐ - Mùa hè nắng nóng, mọi người thường hay tự pha chế nước uống từ các loại thực phẩm có tính mát như atisô, đậu đen, nước gạo lứt rang, rễ các loại cây, nhân trần, nụ vối… để giải nhiệt. Mặc dù lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu dùng tùy tiện, thiếu khoa học có thể gây hại cho gan.
Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc

TTTĐ - Thời gian qua, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm chất lượng thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó, kịp thời phát hiện những vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật, cung cấp nguồn cung thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh

TTTĐ - Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu

TTTĐ - Nấu cỗ lưu động đang rất hút khách trong thời buổi này. Từ tiệc tân gia, chúc thọ, đến cưới hỏi, thôi nôi, đám giỗ... phần đông người dân đều chọn giải pháp thuê nấu ăn bởi sự thuận tiện, nhanh gọn của loại hình dịch vụ này.
Cách chọn rau quả trái vụ an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn

TTTĐ - Những năm trở lại đây, người ta có thể thưởng thức một loại quả mà không cần phải chờ đợi đến vụ mùa chính thức mà vẫn có thể mua được những khi trái vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi có loại không đảm bảo chất lượng thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.
Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại

TTTĐ - Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... Tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Cơm bụi sinh viên: Tiện lợi nhưng có thể đánh đổi bằng sức khỏe Sức khỏe

Cơm bụi sinh viên: Tiện lợi nhưng có thể đánh đổi bằng sức khỏe

TTTĐ - Cơm bụi là lựa chọn quen thuộc của sinh viên Hà Nội bởi sự tiện lợi và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, vấn đề an toàn thực phẩm khi ăn cơm bụi luôn là mối lo ngại của nhiều người.
Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa

TTTĐ - Dị ứng sữa là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường chủ quan trước tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ.
Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2884/KH-SYT ngày 25/6 về việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024.
Xem thêm