Tag

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng dịp hè

Chung tay vì an toàn thực phẩm 30/06/2022 14:23
aa
TTTĐ - Vi khuẩn tụ cầu vàng ký sinh trên da và niêm mạc ở người, gia súc, gia cầm, là thủ phạm gây ra rất nhiều số vụ ngộ độc tập thể. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chiếm trên 40% trong các vụ đã được báo cáo trong thời gian qua.
Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi Hà Nội nắng nóng kéo dài 4 người bị ngộ độc nguy kịch tiên lượng nặng sau khi ăn bánh trôi ngô Ăn mướp có vị đắng dễ ngộ độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm mùa hè và những lưu ý

“Sát thủ” gây ngộ độc thực phẩm mùa hè

“Ngộ độc thực phẩm” là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Đáng lo ngại, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus- S.aureus) cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm trên khắp cả nước, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể như ở các khu công nghiệp, trường học hay các sự kiện lễ hội...

Hình ảnh vi khuẩn tụ cầu vàng chụp bằng kính hiển thị vi điện tử (Ảnh do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cung cấp)
Hình ảnh vi khuẩn tụ cầu vàng chụp bằng kính hiển thị vi điện tử (Ảnh do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cung cấp)

Theo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia - đơn vị kỹ thuật đầu Ngành Y tế phục vụ quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), các vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng xảy ra theo xu hướng rõ ràng, với 2 thời điểm có số vụ tăng cao là từ tháng 4 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 11. Vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu thường xảy ra vào các tháng mùa hè.

S.aureus là vi khuẩn gây bệnh cơ hội cư trú bình thường ở da và màng nhày ở người. S.aureus được ước tính cư trú thường xuyên ở 20 - 30% dân cư và cư trú không liên tục ở 60% dân cư nói chung.

S.aureus thường có ở trên bề mặt da do khả năng chịu được độ ẩm thấp và nồng độ muối cao. Vi khuẩn S.aureus có khả năng sống sót trên các môi trường khô và có nhiều chất ức chế như mũi người, da và các bề mặt môi trường, quần áo.

Nó có thể xâm nhập vào sâu trong tế bào da do bị bỏng, có các vết thương hở, có vết côn trùng cắn hoặc bị mắc các bệnh về da như trứng cá, vẩy nến, eczema...tạo thành các mụn mủ trên da, các ổ apxe. Khi mụn mủ hoặc ổ apxe vỡ sẽ giải phóng ra vi khuẩn và độc tố.

Vì loại vi khuẩn này không có tính cạnh tranh cao với hệ vi sinh vật trong thực phẩm sống nên sự nhiễm vào thực phẩm chủ yếu là do bàn tay người chế biến thực phẩm, tiếp theo là do quá trình bảo quản không thích hợp.

Tuy nhiên, S.aureus cũng có mặt trong các thực phẩm nguồn gốc động vật, sữa động vật, đặc biệt sữa vắt từ các động vật bị viêm vú. Không khí, bụi và các bề mặt tiếp xúc cũng là đường truyền S.aureus vào thực phẩm.

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm bằng các độc tố ruột. Các độc tố ruột của tụ cầu (SE) là các ngoại độc tố đường tiêu hóa mạnh, bền nhiệt và kháng được pH thấp trong khi vi khuẩn sinh ra chúng bị tiêu diệt. Hoạt tính của các độc tố này chỉ có thể giảm khi được xử lý đun sôi kéo dài và hấp khử trùng.

Triệu chứng ngộ độc do tụ cầu vàng

Ngộ độc thực phẩm do S.aureus có thể là do một hoặc nhiều độc tố ruột gây ra. Triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh (sau 2- 8 giờ, đôi khi sau 30 phút) bao gồm buồn nôn, nôn mửa dữ dội, đau quặn bụng, có hoặc không tiêu chảy.

Trong tất cả các trường hợp bị tiêu chảy thì luôn kèm theo nôn. Ngộ độc do độc tố tụ cầu không kèm theo sốt. Bệnh thường tự khỏi sau 24 - 48 giờ, tuy nhiên đôi khi có thể phải nhập viện, đặc biệt với trẻ em, người già hoặc người suy giảm miễn dịch.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cách tốt nhất để giảm số vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến độc tố tụ cầu là sử dụng phương pháp phòng ngừa và các phương pháp điều trị kháng độc tố tụ cầu.

Các phương pháp phòng ngừa gồm kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt hơn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, nhận dạng và cách ly những người mang trùng và sử dụng liệu pháp kháng sinh kháng S.aureus thích hợp.

Rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thức ăn để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng
Rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thức ăn để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng

Với vai trò đánh giá nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đưa ra khuyến cáo một số cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng là rửa tay tối thiểu 20 giây bằng xà phòng và nước trước, trong, sau khi chế biến thức ăn và trước khi ăn; Không chế biến thức ăn nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Ngoài ra, người dân cần chú ý mang găng tay trong khi chế biến thức ăn nếu có vết thương hoặc nhiễm trùng trên bàn tay hoặc cổ tay.

Khi bảo quản thực phẩm cần chú ý điều kiện nhiệt độ mát (dưới 4 oC) hoặc nóng (trên 60 oC). Đặc biệt, tránh sử dụng sữa chưa được tiệt trùng.

Đọc thêm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Xem thêm