"Chìa khóa" mở niềm tin với người tiêu dùng
Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế; Cao Văn Trung, phó trưởng phòng giám sát ngộ độc và thông tin truyền thông, Cục An toàn thực phẩm; Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội; Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.
Tham dự và thảo luận tại hội nghị có đại diện Lãnh đạo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thanh tra Sở Y tế cùng đại diện các phòng Y tế, trung tâm y tế của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố và đại diện chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) các tỉnh phía bắc.
Toàn cảnh hội nghị |
Tại hội nghị, đồng chí Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn Nghiệp vụ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội báo cáo và tham luận về thực trạng công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại trường học trong thời gian qua.
"Chúng tôi đã tổ chức 12 lớp với 728 người tham gia cho ban giám hiệu nhà trường, đại diện các đơn vị cung cấp xuất ăn, người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, đại diện hội cha mẹ học sinh... với nội dung là phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSTP và quy trình kiểm tra, giám sát nguồn gốc thực phẩm, tiêu chí về ATVSTP cũng như phương pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm", đồng chí Lê Thị Hằng chia sẻ tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng: "Việc truy xuất nguồn gốc phải thực hiện từ đầu đến cuối, nhưng trách nhiệm của từng doanh nghiệp thì ở từng giai đoạn khác nhau" |
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự hội nghị cũng đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong thực tế triển khai công tác điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, xử phạt vi phạm đối với đơn vị để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, các đại biểu cũng đã giải đáp, trao đổi những khó khăn, giải pháp trong quá trình triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của đơn vị trong thời gian qua.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng: "Đầu tiên chúng ta phải xác định, ai là người phải truy xuất nguồn gốc. Đó là những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan đi kiểm tra việc thực hiện, việc truy xuất nguồn gốc của các cơ sở sản xuất này.
Chúng ta hướng dẫn thì đã có văn bản rồi, căn cứ trên đó để đi kiểm tra các doanh nghiệp có thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hay không. Việc truy xuất nguồn gốc phải thực hiện từ đầu đến cuối, nhưng trách nhiệm của từng doanh nghiệp thì ở từng giai đoạn khác nhau".
Các đại biểu lắng nghe những ý kiến, tham luận tích cực từ các đơn vị |
Chia sẻ từ thực tế địa phương mình, đồng chí Nguyễn Thanh Long (Cán bộ Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Hưng Yên) đã có những thông tin tổng quan về hệ thống truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là đối với sản phẩm nông lâm thủy sản; Về tiêu chuẩn GS1, tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc; Những kinh nghiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản hiện nay… Tỉnh Hưng Yên đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý trong hơn 3 năm qua và bước đầu đã có những thành công nhất định.
Về giải pháp, công nghệ số - chuyển đổi số sẽ giúp ích nhiều cho truy xuất nguồn gốc, có thể ghi chép đa phương tiện, lưu trữ không giới hạn, kết nối không biên giới,... giúp truy xuất nguồn gốc nhanh, thuận tiện hơn, dễ dàng minh bạch và hỗ trợ kịp thời cho các chủ cơ sở trong chuỗi cung ứng, tránh rủi ro.
Nhà nước cần có khung chính sách sát thực, cụ thể, kiểm soát nghiêm ngặt việc tuân thủ quy định truy xuất nguồn gốc. Người dân, cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức, thực hiện trách nhiệm theo quy định. Cần có những công cụ số phù hợp, dễ ứng dụng với từng loại sản phẩm ngành hàng để người dân/doanh nghiệp dễ thực hiện ghi chép đa phương tiện và minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm.
Đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội |
Kết luận tại hội nghị, đồng chí Vũ Cao Cương (Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội) đề nghị: "Các đơn vị tăng cường công tác thông tin, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao kiến thức cho người dân và tạo sự đồng thuận trong cộng đồng.
Dưới sự hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chi cục ATTP, đề nghị các đơn vị sẽ thường xuyên tập huấn kiến thức về ATTP cho các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là tới nhà trường cũng như các khu công nghiệp.
Để đạt được một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác quản lý về ATVSTP là kiểm soát được nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
TP Hà Nội trong thời gian qua đã triển khai quyết liệt kiểm soát ATVSTP các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể trường học bước đầu đạt kết quả".
Đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết: "Đối với đơn vị cung cấp, tham gia chế biến thực phẩm phải tuân thủ tất cả các quy định về ATVSTP từ vấn đề con người tham gia chế biến cho đến nguồn gốc thực phẩm. Không được đưa các thực phẩm không rõ nguồn gốc, có nguy cơ tiềm ẩn mất ATVSTP vào tham gia chế biến" |
Việc truy xuất nguồn gốc có thể thực hiện linh hoạt, đa dạng, sử dụng đa nền tảng để đáp ứng yêu cầu với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ cũng như các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc. Do đó, rất cần triển khai các hoạt động kết nối, truyền thông để thông tin lan tỏa rộng rãi.
Đồng chí Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn Nghiệp vụ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội báo cáo và tham luận về thực trạng công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại trường học tại Hà Nội |
Cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thanh Long trình bày tham luận về việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn tập thể |
Đại diện các đơn vị tham gia tham luận tại hội nghị |
Đại diện doanh nghiệp thực phẩm Hương Việt sinh - một trong những doanh nghiệp cung cấp xuất ăn trong trường học tại Hà Nội |