Tag

Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa

Người Hà Nội 05/08/2024 08:25
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Đan Phượng đã đầu tư mạnh cho hệ thống thiết chế văn hóa. Nhờ đó, nhiều mô hình nhà văn hóa thôn và Trung tâm văn hóa - thể thao xã đã phát huy hiệu quả.
Bài 1: Lan tỏa để hiện thực hóa những mục tiêu lớn Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo Bài 3: Tăng cường xã hội hoá và bài học về sự nêu gương Bài 4: Trong cái khó, ló cái khôn Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ "5 có, 3 không"

Quyết liệt đầu tư

Theo báo cáo của huyện Đan Phượng, toàn huyện có 129/129 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố. Từ năm 2011 đến nay, huyện xây mới và nâng cấp 107 công trình nhà văn hóa, khu thể thao thôn.

Huyện cũng lắp đặt 127 điểm dụng cụ thể thao ngoài trời tại các nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố, các công viên, vườn hoa, hành lang xanh, khu vui chơi thể thao trên địa bàn các xã, thị trấn phục vụ Nhân dân tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Toàn huyện có 71 công viên, vườn hoa, sân chơi trên địa bàn các xã, thị trấn. Các công trình nhà văn hoá, khu thể thao thôn xây dựng kiên cố, đảm bảo diện tích hoạt động, trang thiết bị đầy đủ. Công viên, vườn hoa, sân chơi được xây dựng theo đúng quy chuẩn.

Để khai thác, vận hành hiệu quả, huyện Đan Phượng đã ban hành Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND ngày 23/12/2015 về việc thí điểm hỗ trợ kinh phí chi hoạt động thường xuyên của Nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện từ năm 2016 đến năm 2020; Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 18/12/2020 về việc hỗ trợ kinh phí chi hoạt động thường xuyên của nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện từ năm 2021 đến năm 2025.

Trước đó, UBND huyện Đan Phượng ban hành Đề án Xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1287/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Theo Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đan Phượng Nguyễn Thị Quỳnh Lâm, công tác chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật liên quan đến việc xây dựng, quản lý và tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa trên địa bàn đã được huyện triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua Cổng thông tin điện tử, Đài Truyền thanh huyện; hệ thống loa truyền thanh cơ sở; các đợt kiểm tra của các ngành thành viên ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tập huấn nghiệp vụ hoạt động Ban Chủ nhiệm; tuyên truyền về vai trò, công năng của các thiết chế văn hóa.

Qua đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh đạo, xây dựng kế hoạch, đề ra các nhiệm vụ giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện. Từ đó, người dân hiểu rõ hơn các chủ trương của cấp trên tích cực tham gia các hoạt động tại nhà văn hóa.

Cùng với việc bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, huyện đã tập trung đẩy mạnh thực hiện các chủ trương huy động nguồn lực xã hội tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng quản lý, khai thác sử dụng nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020”.

Theo báo cáo, đến nay, huyện Đan Phượng đã hỗ trợ kinh phí 128 nhà văn hóa từ ngân sách của huyện. Tổng số tiền hỗ trợ 7 năm qua là 4,078 tỷ đồng

Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa
Nhà văn hóa trở thành nơi tuyên truyền chính sách hiệu quả và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân huyện Đan Phượng

Chú trọng quy hoạch và khai thác hiệu quả

Để đạt được hiệu quả trong việc khai thác nhà văn hóa, huyện Đan Phượng đã coi trọng công tác quy hoạch, xây dựng. 100% xã, thị trấn và huyện đã thực hiện quy hoạch đất cho các công trình văn hóa, thể dục - thể thao. Diện tích đất thể dục - thể thao bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 3m2 đến 6m2/người.

Giai đoạn 2021 – 2025, huyện quy hoạch, đầu tư xây dựng 10 sân tập luyện thể dục thể thao; 16 trung tâm văn hóa - thể thao các xã, thị trấn; xây mới và cải tạo sửa chữa 19 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

100% xã, thị trấn và huyện đã thực hiện quy hoạch đất cho các công trình công viên, vườn hoa, sân chơi trẻ em. Giai đoạn 2021 - 2025 quy hoạch xây dựng 43 công viên, vườn hoa, sân chơi trẻ em trên địa bàn các xã, thị trấn.

Cho tới nay, nhà văn hóa thôn, phố, cụm dân cư thực sự là nơi sinh hoạt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; triển khai các nhiệm vụ của địa phương rất hiệu quả. Các nhà văn hóa thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động của cộng đồng dân cư như tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, các hoạt động liên hoan văn nghệ của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư tuyên truyền, chào mừng các ngày kỷ niệm của đất nước và địa phương...

Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ liên tục được tổ chức Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Đan Phượng

Việc xây dựng mô hình nhà văn hóa điểm là Nhà văn hóa thôn Hạ xã Liên Trung, cụm 4 xã Hạ Mỗ, nhà văn hóa thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng để triển khai nhân rộng các mô hình tại cơ sở được đánh giá cao về hiệu quả. Nhiều hoạt động thể thao, sinh hoạt ngoài trời và nhu cầu tập luyện của Nhân dân trong khu dân cư được duy trì thường xuyên

Các loại hình câu lạc bộ như: CLB liên thế hệ, thơ ca, thể dục dưỡng sinh, bóng bàn, bóng chuyền hơi... đã sử dụng nhà văn hoá thôn là điểm sinh hoạt, giao lưu, tập huấn. Nhiều đội văn nghệ quần chúng được xây dựng, củng cố và kiện toàn, tổ chức biểu diễn văn hóa, văn nghệ quần chúng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân.

Hàng năm, mỗi xã tổ chức 10 - 12 buổi văn nghệ; 20 buổi giao lưu thi đấu thể thao tại nhà văn hóa các thôn, phố, cụm dân cư. Bình quân, tại nhà văn hóa mỗi thôn, các CLB văn nghệ thường xuyên tập luyện đạt 60 buổi trong 1 năm, các hoạt động tập luyện thể thao ước đạt 150buổi/năm. Các nhà văn hóa hoạt động có hiệu quả như Nhà văn hóa thôn Đông Khê, thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng; Nhà văn hóa phố Tây Sơn, phố Thụy Ứng, thị trấn Phùng; Nhà văn hóa thôn La Thạch, xã Phương Đình…

Nhờ chú trọng đầu tư cho thiết chế văn hóa, Đan Phượng đã đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng. Cụ thể, tỷ lệ danh hiệu Gia đình văn hóa đạt 88%; Làng, cụm dân cư văn hóa: 63%; Tổ dân phố văn hóa: 72,5%.

Theo Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin Nguyễn Thị Quỳnh Lâm, thời gian tới, huyện tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý, khai thác sử dụng nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn. Đặc biệt, số lượng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, cụm dân cư sẽ tiếp tục từng bước được đầu tư, nâng cấp và sử dụng có hiệu quả, để những thiết chế văn hóa, thể thao thực sự phát huy công năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao của Nhân dân.

Đọc thêm

Không gian văn hóa sáng tạo hút khách du lịch tới Thủ đô Người Hà Nội

Không gian văn hóa sáng tạo hút khách du lịch tới Thủ đô

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 6 tháng qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều dấu ấn rõ nét. Đáng kể đến là, số lượng và chất lượng hoạt động của những không gian văn hóa sáng tạo đang góp phần thu hút lượng du khách đến Thủ đô.
Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy… Nhịp điệu cuộc sống

Bài 5: Để hương ước không chỉ nằm trên giấy…

TTTĐ - Làm sao để hương ước, quy ước Hà Nội gắn bó thiết thực với người dân, đồng hành cùng công cuộc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cuộc trò chuyện tâm huyết và thú vị.
Bài 4: Gạn đục khơi trong Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Gạn đục khơi trong

TTTĐ - Tác dụng của hương ước, quy ước đối với đời sống Nhân dân tại Hà Nội còn như một tấm màng lọc khổng lồ, “gạn đục khơi trong” để những hủ tục lạc hậu của hương ước bị xóa bỏ cho phù hợp với đời sống hiện nay và nhân lên những điều tốt đẹp trong cộng đồng.
Du lịch học đường - Hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây Người Hà Nội

Du lịch học đường - Hướng đi tiềm năng của thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Song song với các loại hình khác, trong những năm gần đây, du lịch học đường tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cũng được khách tham quan đón nhận tích cực.
Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước” Nhịp điệu cuộc sống

Bài 3: Lợi ích thiết thực khi “lệ làng” đồng hành cùng “phép nước”

TTTĐ - Kế thừa những giá trị tốt đẹp mà hương ước đã đồng hành cùng với làng xã cả ngàn năm qua, hương ước, quy ước được bổ sung thêm các quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ cơ sở. Vai trò của những “tài sản” này ngày càng trở thành di sản được người Hà Nội nâng niu và trân trọng. “Lệ làng” đồng hành cùng “phép nước” đã mang đến những lợi ích thiết thực cho cả Nhân dân và chính quyền.
Các hoạt động đặc sắc trong “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên” Người Hà Nội

Các hoạt động đặc sắc trong “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên”

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên” được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, trưng bày giới thiệu các sản phẩm làng nghề … phong phú, đa dạng và đặc sắc của Thủ đô Hà Nội.
“Ngày hội Văn hoá vì hòa bình” - điểm nhấn đặc biệt trang trọng Người Hà Nội

“Ngày hội Văn hoá vì hòa bình” - điểm nhấn đặc biệt trang trọng

TTTĐ - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” được thành phố Hà Nội xác định là dấu ấn đặc biệt của thành phố trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thực sự là ngày hội của toàn dân do Thành uỷ - HĐND -UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức. Chương trình nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố.
Bài 3: Tình cảm sâu nặng và những định hướng đầy tâm huyết Người Hà Nội

Bài 3: Tình cảm sâu nặng và những định hướng đầy tâm huyết

TTTĐ - Những năm gần đây, đời sống vật chất và nhất là là tinh thần của Nhân dân Thủ đô ngày càng nâng cao rõ rệt.
Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô Người Hà Nội

Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô

TTTĐ - Suốt một đời “vì nước, vì dân” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành một vị trí đặc biệt trong tim cho Hà Nội. Đây không chỉ là những ân tình với mảnh đất nơi Tổng Bí thư sinh ra và lớn lên, mà còn là những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của ông đối với Thủ đô - trái tim của cả nước.
Hiện thực hóa khát vọng hòa bình Nhịp điệu cuộc sống

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua, Hội nghị quân sự Trung Giã vẫn có giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện ý chí, khát vọng hòa bình của Nhân dân Thủ đô và toàn dân tộc.
Xem thêm