Tag

Lãnh đạo nêu gương, kỷ cương thắt chặt

Người Hà Nội 27/11/2024 18:52
aa
TTTĐ - Chỉ thị số 30-CT/TU nhấn mạnh đến yếu tố “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Gần một năm qua, Chỉ thị thực sự đi vào đời sống của công dân Thủ đô bởi sự đi đầu, gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo các cấp trong tất cả các hoạt động của thành phố, đặc biệt là những dịp hệ trọng.
Trách nhiệm, tận tâm để người dân sớm ổn định cuộc sống... Đề cao trách nhiệm nêu gương của thành viên UBND thành phố Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

Xắn tay vào việc

Như chúng ta đã biết, cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm coi trọng việc nêu gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nêu gương có vai trò to lớn và là một giá trị trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Người từng nói “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” để đề cao sự "xắn tay vào việc", đi đầu, gương mẫu của cán bộ. Nếu Nhân dân không nhìn thấy cán bộ, nhất là lãnh đạo, người đứng đầu tự tay làm thì lời nói, việc tuyên truyền của họ không có hiệu quả.

Do vậy, Bác Hồ nhấn mạnh: "Muốn hướng dẫn Nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước".

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu. Khi giáo dục cán bộ làm công tác dân vận, Người căn dặn “Tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tùy hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ Nhân dân thật sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết”.

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi, tặng quà bà Vũ Thị Dần (vợ liệt sĩ) đang được chăm sóc tại Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số II Hà Nội
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi, tặng quà bà Vũ Thị Dần (vợ liệt sĩ) đang được chăm sóc tại Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội

Do vậy, nhiệm vụ thứ hai của Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" chỉ rõ: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên. Đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị".

Trong đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo gắn liền với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Chương trình số 06-CTr/TU (khóa XVII) ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”...

Như vậy, để hun đúc được những giá trị xoay quanh con người, làm nên con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong một thành phố văn hiến, hiện đại thì cần rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là biết ơn thế hệ đi trước, "uống nước nhớ nguồn", tri ân những nền móng để tạo nên giá trị, cốt cách, tâm hồn người Hà Nội.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thăm hỏi, động viên thương binh Vương Đình Hệ (Thạch Thất, Hà Nội)
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thăm hỏi, động viên thương binh Vương Đình Hệ (Thạch Thất, Hà Nội) dịp kỉ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ

Lòng biết ơn chính là một mạch nguồn dạt dào mà bền bỉ nuôi dưỡng tâm hồn, trái tim người Thủ đô để chúng ta được thấm đẫm trong bầu không khí của Hà Nội nghĩa tình, đậm đà truyền thống đền ơn, đáp nghĩa.

Tri ân người có công, anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, thương binh, liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng là một hoạt động xuất phát từ tận đáy lòng của lãnh đạo, chính quyền và Nhân dân Hà Nội. Chính vì vậy, những việc làm đền ơn đáp nghĩa được cả thành phố đồng bộ thực hiện từ trên xuống dưới, thường xuyên và liên tục.

Đó là vào các dịp lễ, Tết, những khi người có công ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó là các chính sách về bảo hiểm, hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh, học tập dành cho người có công hoặc con em họ. Điều này thể hiện lòng biết ơn luôn được biểu hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể, thực chất, là một nhiệm vụ và tình cảm quan trọng của chính quyền và Nhân dân Thủ đô.

Đặc biệt, vào mỗi tháng 7, cũng như cả nước, Hà Nội nghiêng mình như một nốt trầm trong bản nhạc hòa bình của ngày hôm nay. Nốt trầm ấy là những giờ phút thắp nến tri ân, mặc niệm, tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Nốt trầm ấy là khi chúng ta tổ chức những chuyến thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công, thương binh, liệt sĩ. Đó cũng là lúc chúng ta tổ chức các cuộc hành hương về nguồn, tìm hiểu, ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc và Thủ đô.

Đoàn đại biểu TP Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn hồi tháng 7 năm 2024
Đoàn đại biểu TP Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thưThường trực Thành ủy làm Trưởng đoàn dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn hồi tháng 7 năm 2024

Không chỉ thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa tại Hà Nội, các đoàn công tác của lãnh đạo, cán bộ, Nhân dân Thủ đô cũng tỏa đi khắp mọi miền Tổ quốc để đến với những vùng chiến trường, chiến khu xưa. Dâng hương tưởng nhớ tới vong linh các Anh hùng liệt sĩ, thăm hỏi những thương bệnh binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ các địa phương còn chịu nhiều khó khăn, thiếu thốn và di chứng của chiến tranh cho thấy người Hà Nội luôn thực hiện trách nhiệm và tình cảm của Thủ đô với cả nước.

Sự làm gương của các cấp chính quyền, những người lãnh đạo các cơ quan nhà nước và ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, không quên công lao của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để chúng ta được thụ hưởng nền hòa bình như ngày nay.

Chính vì thế, có nền tảng vững chắc như vậy, người Hà Nội luôn luôn hướng về phía trước với tất cả niềm tự hào để làm việc, học tập, cống hiến nhiều hơn nữa, góp phần xây dựng văn hóa, kinh tế, xã hội của Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại và đậm đà nghĩa tình.

Lan tỏa nghĩa tình

Chỉ thị 30-CT/TU Hà Nội về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh nêu rõ: "Sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững".

Vì thế, con người luôn được đặt vào trung tâm của mọi đường hướng phát triển.

Sự nêu gương của lãnh đạo các cấp của thành phố còn được tỏa sáng, thể hiện rõ nét trong những trường hợp, hoàn cảnh điển hình. Một năm qua, bên cạnh việc phải giải quyết, khắc phục rất nhiều sự cố, thiên tai, hỏa hoạn không mong muốn thì đó cũng là dịp để cán bộ, lãnh đạo thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và sự nêu gương của mình.

Lãnh đạo nêu gương, kỷ cương thắt chặt
Con người luôn được đặt vào trung tâm của mọi đường hướng phát triển của Hà Nội

Chúng ta đã nhìn thấy các cấp, các ngành của Hà Nội đã hết sức trách nhiệm, tận tâm, chung tay, dồn lực khắc phục hậu quả đám cháy tại Trung Kính. Sự kịp thời, nhanh chóng này góp phần xoa dịu nỗi đau đồng thời tăng thêm niềm tin yêu vào cán bộ của Nhân dân Thủ đô, khắc họa hình ảnh chính quyền vì Nhân dân phục vụ.

Sự quyết liệt, nhanh chóng của Hà Nội trong việc khắc phục hậu quả của đám cháy tại Trung Kính cho thấy tính nhất quán trong chỉ đạo, điều hành và thực thi nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo của lãnh đạo Hà Nội hết sức sát sao và nghiêm túc, rõ ràng, cụ thể từng phần việc như điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để giải quyết, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật; thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân, khắc phục hậu quả sau vụ cháy.

Đồng thời, TP giao chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ ổn định chỗ ở, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu bảo đảm cuộc sống cho người dân sớm trở lại bình thường.

Thông qua việc nhanh chóng, kịp thời đưa ra những chỉ đạo mang tính bản lề để dồn sự tập trung cao nhất khắc phục hậu quả của đám cháy, chúng ta đã nhận thấy lãnh đạo Hà Nội thực sự đi đầu nêu gương với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. Đó cũng chính là thể hiện lối làm việc văn minh, ân tình của người cán bộ Thủ đô, hòa trong dòng chảy Hà Nội nghĩa tình và chu đáo.

Hay như trong cơn thiên tai khủng khiếp nhiều năm mới xảy ra một lần - cơn bão số 3 Yagi, chúng ta cũng được thấy sự quyết liệt, khẩn trương, chính xác và đúng đắn của đội ngũ lãnh đạo từ trên xuống dưới của Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn phải thực hiện nghiêm tinh thần chủ động một cách thực chất theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

Bí thư thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại quận Bắc Từ Liêm
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại quận Bắc Từ Liêm

Người đứng đầu cấp ủy phải quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân để giải quyết kịp thời những nhiệm vụ đặt ra trên địa bàn, nhất là việc bảo vệ an toàn cho dân, bảo vệ tài sản, giải tỏa cây xanh, vệ sinh môi trường...

Theo đó, tất cả lãnh đạo các cấp của Hà Nội đều tích cực tham gia công tác chỉ đạo, động viên cán bộ và Nhân dân Thủ đô cùng đoàn kết, chung tay khắc phục những khó khăn, hiểm nguy trong lũ lụt. Điều này cho thấy sự trách nhiệm, tận tâm với nhiệm vụ, sự gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, địa phương.

Đây cũng chính là văn hóa của công chức, lối ứng xử chuẩn mực, đáng tự hào của người Hà Nội.

Cùng với sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị đói rét, người dân Hà Nội thực sự đã vững tâm hơn trong lúc lũ lụt mênh mông. Hình ảnh những cán bộ, công chức nhà nước, các lực lượng chức năng chính là những ''chiếc phao cứu sinh" cho người dân trong những ngày này.

Người dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả của cơn bão
Người dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả của cơn bão

Qua bão lũ càng thấy thấm đẫm tình người và sự gắn kết giữa cán bộ, Nhân dân càng thêm khăng khít, bền chặt. Điều này cho thấy đoàn kết tạo nên sức mạnh để chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Qua rất nhiều sự kiện, một năm nhìn lại, chúng ta thực sự cảm nhận được tinh thần nêu gương của lãnh đạo Hà Nội - đó cũng chính là những người Hà Nội thanh lịch, văn minh mà chúng ta tự hào và cảm phục.

CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 182/KH-UBND VỀ TRIỂN KHAI CHỈ THỊ 30-CT/TU NGÀY 19/2/2024 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI

Đọc thêm

Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" Người Hà Nội

Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Hà Nội nổ súng mở đầu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 60 ngày đêm khói lửa với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã trở thành bản hùng ca bất tử trên con đường giành độc lập, tự do cho đất nước.
Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội" Người Hà Nội

Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội"

TTTĐ - Vào 18 giờ ngày 29/11, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội"; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ Người Hà Nội

Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ

TTTĐ - Quận Tây Hồ, Hà Nội đã có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các phòng, ngành, đơn vị với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai Kế hoạch số 182/KH-UBND của UBND thành phố về thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”. Chính vì thế, sau gần 1 năm xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc theo các nội dung tại Kế hoạch của thành phố và quận đề ra, Tây Hồ đã gặt hái được những kết quả rất đáng tự hào.
Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp" Người Hà Nội

Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp"

TTTĐ - Quận Tây Hồ (Hà Nội) tích cực tuyên truyền trong cán bộ và Nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, người lao động xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội bằng những hành động cụ thể “Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp” thông qua các cuộc họp, sinh hoạt câu lạc bộ của các hội, đoàn thể.
Điểm sáng "Dân vận khéo" của Thủ đô Người Hà Nội

Điểm sáng "Dân vận khéo" của Thủ đô

TTTĐ - Sau 15 năm triển khai, phong trào thi đua "Dân vận khéo", quận Cầu Giấy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của địa phương và Thủ đô.
Chung tay xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, điểm đến hấp dẫn Người Hà Nội

Chung tay xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, điểm đến hấp dẫn

TTTĐ - Gần một năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh", văn hóa công dân Thủ đô tiếp tục được bồi đắp, phát triển. Mỗi người Hà Nội đều bằng những việc làm tích cực để chung tay xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, thân thiện, mến khách và trở thành điểm đến hấp dẫn với bạn bè quốc tế.
Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia Người Hà Nội

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

TTTĐ - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng để tôn vinh những giá trị di sản.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Xem thêm