Tag

Những lưu ý đặc biệt khi ăn lẩu để tránh gây hại sức khỏe

An toàn thực phẩm 19/10/2023 12:20
aa
TTTĐ - Thời tiết se lạnh hơn thích hợp cho một buổi tối quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói. Tuy nhiên, ăn lẩu không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ nói chung và hệ tiêu hoá nói riêng.

Những điều nên tránh khi ăn lẩu

Một bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch làm cho hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý và đúng đồng hồ sinh học dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm.

Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm tụy.

Do đặc điểm của món lẩu là vừa nấu vừa ăn nên rất dễ dẫn đến việc chúng ta ăn thức ăn từ trên bếp vẫn còn nóng hổi. Việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản quá nóng gây ra bỏng nhưng chúng ta không biết.

Cách tốt nhất là bạn nên gắp thức ăn từ nồi ra bát, chờ 1 chút cho nguội bớt rồi mới bắt đầu ăn.

Lẩu là món ăn ưa thích của nhiều người
Lẩu là món ăn ưa thích của nhiều người

Ngoài ra, khi ăn lẩu cần nhớ thời gian đủ làm chín thực phẩm trước khi ăn. Nếu ăn thịt quá tái sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, nhiễm ký sinh trùng. Nếu chín quá kỹ sẽ khó ăn, mất chất.

Điều cuối cùng khi ăn lẩu cần tránh đó là không nên cho quá nhiều gia vị cay vào nồi nước lẩu. Điều này không những làm kích thích càng màng nhầy trong miệng, thực quản, đường tiêu hóa mà còn gây ra tắc nghẽn, phù nề, dễ gây bệnh.

Những người đang bị bất kỳ bệnh gì liên quan đến viêm miệng, viêm họng mãn tính, loét và viêm tụy mạn tính, viêm túi mật tái phát và một số người đã phẫu thuật thì không nên ăn lẩu nhiều.

Sau khi ăn lẩu nên làm điều này

Ăn lẩu thường nóng và rất cay. Điều này gây kích thích dạ dày, thậm chí còn có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, sự hoà trộn của quá nhiều nguyên liệu cũng không tốt cho hệ tiêu hoá. Thế nên, ăn lẩu dễ gây nóng trong người và nổi mụn. Những ai ăn lẩu thường xuyên còn dễ bị mắc các vấn đề về dạ dày và đường tiêu hoá nữa.

Do đó, sau khi ăn lẩu từ 30 - 40 phút bạn nên ăn một số loại trái cây có tính mát để giúp hỗ trợ tiêu hóa dễ hơn cũng như giảm béo và hạ nhiệt hiệu quả do các loại lẩu thường cay nóng và giàu chất béo động vật.

Một cốc sữa chua sau khi ăn lẩu 30 phút sẽ tốt cho tiêu hoá
Một cốc sữa chua sau khi ăn lẩu 30 phút sẽ tốt cho tiêu hoá

Những loại trái cây có tính mát rất giàu vitamin tránh cho cơ thể bị tích tụ axit do ăn quá nhiều chất đạm từ thịt bò, lợn, gà... bao gồm kiwi, thanh long, lê, bưởi, lựu, dưa hấu, dâu tây, cam, hồng... Lưu ý, do những loại trái cây này giàu vitamin C nên không nên ăn ngay lập tức sau khi ăn lẩu xong, đặc biệt là lẩu hải sản. Do chất asen pentavenlent trong hải sản kết hợp vitamin C có trong trái cây rồi chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc cho cơ thể.

Sau khi ăn lẩu khoảng 1 - 2 tiếng bạn có thể uống một cốc trà xanh vừa có tác dụng giảm mùi thức ăn trong miệng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiêu mỡ. Tuy nhiên không nên uống trà ngay sau khi ăn lẩu do tanin có trong trà kết hợp protein trong thực phẩm tạo các chất cặn khó tiêu, kết tủa và tạo sỏi thận.

Chất này còn phản ứng với các khoáng chất trong thức ăn như sắt (từ thịt bò), magie, kẽm... tạo ra các axit gây hại cho dạ dày. Hơn nữa tannin và theocin trong trà còn ức chế sự bài tiết của dịch vị và dịch ruột, khiến thức ăn khó hấp thụ hơn.

Nếu ăn lẩu hải sản, tốt nhất bạn nên uống trà xanh sau khoảng 2 giờ bởi axit tannic trong trà có thể kết hợp với canxi của tôm, cua... cũng gây khó tiêu, thậm chí kết sỏi. Các loại trà nên uống sau khi ăn lẩu là trà đen, trà xanh, trà mật ong hoa hồng.

Khi ăn lẩu, nhiều người thường sử dụng các đồ uống như rượu, bia, nước ngọt, đồ uống có ga... Điều này càng làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ.
Khi ăn lẩu, nhiều người thường sử dụng các đồ uống như rượu, bia, nước ngọt, đồ uống có ga... Điều này càng làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe

Một cốc sữa chua sau khi ăn lẩu 30 phút sẽ giúp tăng lợi khuẩn trong đường ruột, không những bảo vệ niêm mạc dạ dày nếu bạn ăn các loại lẩu cay nóng mà còn giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn cũng như thúc đẩy quá trình đào thải cặn bã ra ngoài.

Lưu ý không nên ăn sữa chua còn lạnh ngay sau khi ăn lẩu bởi ăn lạnh và nóng liên tục rất dễ tổn thương tỳ vị gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và ê buốt răng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, không chỉ sau khi ăn lẩu, mà sau bữa ăn hàng ngày bạn cũng nên ăn một cốc sữa chua để duy trì cân bằng hệ khuẩn trong đường ruột cũng như hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Khi ăn lẩu, nhiều người thường sử dụng các đồ uống như rượu, bia, nước ngọt, đồ uống có ga... Điều này càng làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Các bạn chỉ nên uống nước lọc khi ăn lẩu và sau khi ăn lẩu. Nước lọc sẽ giúp hạn chế bớt những kích thích mà việc ăn lẩu, ăn cay gây nên.

6 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho sức khỏe trí não 6 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho sức khỏe trí não

TTTĐ - Ăn thực phẩm lành mạnh đã được chứng minh là cải thiện chức năng não và giúp chống lại sự suy giảm nhận ...

"Con dao hai lưỡi" đối với sức khỏe nếu dùng củ dền sai cách

TTTĐ - Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe song nếu nếu chế biến củ dền không đúng cách hoặc dùng cho ...

Những thực phẩm không nên kết hợp, tránh gây hại cho sức khỏe Những thực phẩm không nên kết hợp, tránh gây hại cho sức khỏe

TTTĐ - Có những loại thức ăn và thức uống không thể kết hợp với nhau trong cùng một bữa ăn vì sẽ tạo thành ...

Đọc thêm

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ An toàn thực phẩm

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 22/4/2025 về chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn tập thể, căng tin trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp" trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều An toàn thực phẩm

Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường tiểu học Lê Ngọc Hân.
Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể An toàn thực phẩm

Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể

TTTĐ - Chiều 22/4, UBND quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Lập 3 đoàn kiểm tra trong "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" An toàn thực phẩm

Lập 3 đoàn kiểm tra trong "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm"

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, ngày 22/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP của huyện Ba Vì đã kiểm tra tại bếp ăn bán trú của trường Tiểu học Tây Đằng B.
Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý An toàn thực phẩm

Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý

TTTĐ - Ngay sau vụ việc phát hiện các lỗi vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) của công ty TNHH TPT chuyên cung cấp suất ăn trường học, đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội và UBND quận Ba Đình.
Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh An toàn thực phẩm

Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh

TTTĐ - Chiều 22/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội).
Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery An toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery

TTTĐ - Ngày 22/4, đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội do Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại quận (Phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm).
Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học An toàn thực phẩm

Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học

TTTĐ - Liên quan đến những tồn tại về cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh khu vực nấu ăn phục vụ cho học sinh Trường Tiểu học Vạn Phúc cần khắc phục tại số 7 Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội), chiều 21/4, thông tin tới báo chí, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, Phòng đã phối hợp đơn vị chức năng yêu cầu Trường Tiểu học Vạn Phúc đẩy mạnh giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng trong khám, chữa bệnh.
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có dấu hiệu quảng cáo "nổ" An toàn thực phẩm

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có dấu hiệu quảng cáo "nổ"

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh.
Xem thêm