Tag

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” ở chợ dân sinh

Sức khỏe 27/08/2023 09:55
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, với sự phát triển chung của toàn xã hội, các loại hình kinh doanh như siêu thị, trung tâm thương mại và các kênh bán lẻ hiện đại trên mạng xã hội được nhiều người quan tâm, lựa chọn. Song các chợ dân sinh vẫn thu hút số đông khách hàng bởi sự tiện lợi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, do công tác quản lý còn nhiều bất cập, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ vẫn chưa được thực hiện hiệu quả.
Cẩn trọng khi chọn thực phẩm chay Đảm bảo chất lượng từng bữa ăn cho công nhân Nỗ lực vì những bữa ăn học đường an toàn, đủ dinh dưỡng Bánh Trung thu handmade: Đến hẹn lại... lo

Từ mất vệ sinh đến... mập mờ nguồn gốc

Thống kê của thành phố cho thấy, hiện nay hệ thống phân phối thực phẩm trên địa bàn Hà Nội khá đa dạng. Hiện toàn thành phố có 29 trung tâm thương mại, 112 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 435 chợ với khoảng 18.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm…Trong đó, hệ thống chợ là kênh phân phối, cung ứng khoảng 60% nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và tại các chợ nói riêng luôn là vấn đề cấp bách. Một thực tế dễ nhận thấy là tại một số chợ hiện nay là vẫn còn tình trạng thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm tươi sống được bày bán cạnh nhau, thức ăn đã qua chế biến không được che đậy hoặc bày bán trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh. Bên cạnh các ki-ốt bán đồ ăn tại chỗ phục vụ thực khách như bún, cháo, chè... là một loạt lồng đựng hàng trăm gia cầm sống trên nền đất đọng nước, bốc mùi khó chịu.

Ghi nhận thực tế tại một chợ dân sinh nằm trên phường Mỹ Ðình 1, (quận Nam Từ Liêm) cho thấy, ngoại trừ dãy hàng thịt được kê bàn cao hẳn so với nền chợ, còn các mặt hàng còn lại như hải sản, rau, hoa quả… đều được các tiểu thương đặt ngay dưới nền đất.

Hàng chục lồng gà, vịt, ngan, chim bồ câu các loại để trên nắp cống thoát nước. Mùi hôi tanh của nước thải từ việc giết mổ gia cầm bốc lên nồng nặc cả một góc chợ khiến nhiều người đi qua khu vực này đều phải nhanh chóng di chuyển.

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” ở chợ dân sinh
Trên địa bàn Hà Nội hiện đang có 435 chợ dân sinh, cung ứng khoảng 60% nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô

Tương tự, tại chợ Ðồng Xa (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội), tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng xảy ra ở khu bán thủy sản, ngay trên lối đi cạnh cổng chợ chính.

Chị Vũ Thị Nhâm (phường Mai Dịch) cho biết: "Nhiều hàng thủy sản được bố trí sát nhau, thành dãy dài với những chậu tôn cỡ lớn đựng đầy nước và sản phẩm khiến cả đoạn đường luôn ngập ngụa nước. Vào ngày nắng, mùi hôi, tanh từ các sạp hàng bán thủy sản, gia cầm bốc lên rất khó chịu. Còn ngày mưa thì đoạn đường này ngập sâu trong nước, người dân muốn vào khu vực này mua đồ hầu hết đều di chuyển bằng xe máy để tránh tiếp xúc với nước thải”.

Tình trạng nêu trên cũng diễn ra ở nhiều khu chợ dân sinh khác trong khu vực nội thành như chợ Nghĩa Tân, chợ Thành Công, chợ Phùng Khoang, chợ tự phát dọc phố Nguyễn Thị Thập (giáp ranh giữa quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy)...

Ngoài “bức tranh” chung về tình trạng mất vệ sinh, vấn đề nguồn gốc hàng hóa tại chợ truyền thống cũng là điều cần quan tâm. Theo đó, khi hỏi về nguồn gốc hàng hóa tại chợ, đều nhận được câu trả lời khá rập khuôn của các tiểu thương, đó là nhập hàng từ công ty, từ cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn nào đó.

Tuy nhiên, khi quan sát, dễ nhận thấy nhiều sản phẩm được bày bán tại đây đều ở tình trạng không nhãn mác, không nguồn gốc, xuất xứ, thành phần và không có thời hạn sử dụng.

Dù khẳng định chắc chắn về nguồn gốc sản phẩm thịt lợn được nhập từ các địa chỉ uy tín, song khi nhận được câu hỏi cụ thể về địa chỉ của cơ sở giết mổ, chị Nguyễn Thị Hiển, tiểu thương chợ Thành Công (Hà Nội) chỉ có thể khẳng định hàng được nhập từ lò mổ ở huyện Thanh Trì, còn địa chỉ cụ thể ra sao thì chị không nắm được.

"Tôi cũng nhập lại hàng từ các đầu mối cho nên chỉ quan tâm đến giá cả, còn trước đó lợn được nhập ở đâu về thì tôi không rõ", chị Hiền cho biết. Ðây có lẽ là thực tế đang tồn tại ở rất nhiều chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội khi cả người bán và người mua đều ít quan tâm tới nguồn gốc sản phẩm.

Mỗi người dân hãy là một nhà tiêu dùng thông thái

Chia sẻ về những khó khăn trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ, lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, hiện hệ thống quản lý, thanh tra, kiểm tra và kiểm nghiệm tại các chợ chưa được kiện toàn, thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị kiểm tra, xét nghiệm nhanh tại chỗ.

Bên cạnh đó, việc triển khai lấy mẫu xét nghiệm cũng đang gặp nhiều khó khăn. Ðể phát hiện độc tố, hóa chất... đòi hỏi quy trình lấy mẫu kiểm định hết sức phức tạp, chi phí lớn, thời gian kéo dài. Thêm vào đó, các hộ kinh doanh được yêu cầu lấy mẫu thực phẩm kiểm tra do nghi ngờ chất lượng kém, phải tạm dừng kinh doanh cho nên nhiều hộ đã phản ứng và cho rằng cơ quan chức năng đang làm khó đối với họ.

Đáng nói, hiện nay hệ thống chợ là kênh phân phối, cung ứng khoảng 60% nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô. Do vậy, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm lớn của cơ quan chức năng và người tiêu dùng.

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” ở chợ dân sinh
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ dân sinh hiện nay vẫn là "câu chuyện" nhức nhối

Để hạn chế tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ dân sinh, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 4727/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án "Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025".

Đề án đặt ra mục tiêu đến tháng 12/2025 có 100% cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn đáp ứng yêu cầu của đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% chơ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư, 100% chợ xây dựng mới đáp ứng được các tiêu chí chợ bảo đảm an toàn thực phẩm, văn minh thương mại; 100% chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và cơ bản đáp ứng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Ðồng thời, thành phố cũng yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát, bố trí vị trí thuận lợi để lắp đặt nhà trạm phục vụ Tổ kiểm tra làm việc, lấy mẫu xét nghiệm nhanh hằng ngày đối với các thực phẩm kinh doanh tại chợ; Các đơn vị quản lý phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ và xử lý nghiêm các vi phạm...

Đối với để tránh tiền mất tật mạng, các chuyên gia y tế khuyên mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác đầy đủ, rõ ràng; Thông tin về chất lượng, hướng dẫn bảo quản sử dụng, hạn sử dụng đều phải được in đầy đủ trên nhãn. Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng không nên ham rẻ, mua sản phẩm không rõ ràng, không đăng ký công bố chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, mỗi người hãy kiên quyết nói "không" với những cửa hàng không đảm bảo vệ sinh. Có như thế mới góp phần chung tay đẩy lùi thực phẩm "bẩn" vì sự an toàn của bản thân và gia đình.

Đọc thêm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 100 trẻ em bị khe hở môi – vòm miệng.
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa Sức khỏe

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

TTTĐ - Trong các bệnh tim mạch (CVDs), nhồi máu cơ tim và đột quỵ là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Một diễn biến đáng lo ngại trong những năm gần đây là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng.
5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025 Sức khỏe

5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó); trong đó 20 ca mắc chưa tiêm chủng vắc xin và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng sởi.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên Tin Y tế

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

TTTĐ - Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, giúp các em có ý thức bảo vệ bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh, Trung tâm Y tế quận Hà Đông đã phối hợp với các trường tổ chức các đợt truyền thông giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở độ tuổi vị thành niên.
Xem thêm