Quận Đống Đa (Hà Nội): Phát huy hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm
Theo đó, quận Đống Đa nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chất lượng ATTP; Nâng cao nhận thức, thực hành đúng về ATTP của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm và phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về ATTP.
Đồng thời, quận kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên địa bàn; Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, đề án, mô hình điểm về ATTP; Khống chế ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
Quận Đống Đa kiểm soát, giám sát chất lượng ATTP các mặt hàng thực phẩm |
Các đơn vị xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án, mô hình về ATTP; Phát huy vai trò chỉ đạo, tăng cường trách nhiệm của Ban chỉ đạo công tác ATTP quận và các phường; Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác ATTP quận và phường; Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, cộng tác viên tham gia công tác ATTP.
Về công tác truyền thông ATTP, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, sử dụng nhiều hình thức truyền thông có hiệu quả như: Bảng tin, băng rôn - khẩu hiệu, pano, áp phích, truyền thông lưu động, lồng ghép, sổ tay, tờ rơi, tờ gấp, truyền thông tại cộng đồng...
Bên cạnh đó, các đơn vị đưa tin về thực trạng công tác ATTP và kịp thời cảnh báo nguy cơ gây mất ATTP tới các đối tượng là người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người dân; Công khai kết quả kiểm tra, tên, địa chỉ cơ sở không bảo đảm ATTP trên cổng thông tin điện tử của quận và các phường; Tăng cường tuyên truyền trong dịp cao điểm về ATTP như: Tháng hành động vì ATTP, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu...
Quận cũng tuyên truyền gương các đơn vị làm tốt công tác đảm bảo ATTP, biểu dương kịp thời gương điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; Đồng thời khen thưởng, biểu dương đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn; Tổ chức các buổi truyền thông cộng đồng, tập huấn kiến thức về ATTP và hướng dẫn chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn.
Về công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, hậu kiểm, giám sát chất lượng thực phẩm, các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất, kiểm nghiệm, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP; Đồng thời kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Yêu cầu các cơ sở công khai Giấy chứng nhận, Bản cam kết ATTP và địa chỉ cơ sở cung cấp nguyên liệu, nguồn gốc thực phẩm.
Các đơn vị chủ động tổ chức giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường; Phòng chống thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại trong sản xuất, lưu thông, kinh doanh thực phẩm; Cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, quận tiếp tục duy trì các chương trình, mô hình điểm, chuyên đề về ATTP, đề xuất nhân rộng các hoạt động đã được triển khai và được đánh giá hiệu quả; Đồng thời chủ động nghiên cứu xây dựng các hoạt động mới về ATTP đảm bảo thiết thực và phù hợp thực trạng công tác ATTP trên địa bàn quận.
Trung tâm y tế quận phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động chuyên môn về ATTP: Các mô hình điểm về ATTP, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn.
Đoàn kiểm tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận Đống Đa |
TTYT chỉ đạo trạm y tế 21 phường tham mưu UBND phường triển khai các công tác chuyên môn về đảm bảo ATTP trên địa bàn; Thực hiện điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường thực phẩm; Bố trí đầy đủ cơ số thuốc, nhân lực, vật lực và phương tiện cần thiết để xử lý kịp thời và triệt để các trường hợp ngộ độc thực phẩm, các dịch bệnh lây qua thực phẩm... trên địa bàn.
Ngoài ra, các trường học thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, người trực tiếp tham gia chế biếnthực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin trường học các biện pháp đảm bảo ATTP; Đảm bảo 100% các trường học trực thuộc kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng các nguyên liệu chế biến thực phẩm, suất ăn sẵn, việc chế biến thực phẩm; Không để cơ sở không đủ điều kiện theo quy định cung ứng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cho các trường học trực thuộc; Thực hiện cam kết bảo đảm ATTP; Các cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ được hoạt động khi có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định.
Các đơn vị triển khai các mô hình điểm bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP ở các trường học trực thuộc; Phối hợp Phòng y tế quận tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho Ban giám hiệu trường, cán bộ quản lý ATTP, các cán bộ tham gia công tác ATTP, nhân viên y tế, nhân viên bếp tại các cơ sở giáo dục; Đảm bảo 100% người quản lý, người tham gia công tác an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, căng tin trường học có kiến thức ATTP.
Trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm, đơn vị phải thông báo ngay cho ngành Y tế để có biện pháp xử lý, phân luồng người bệnh để điều trị: Đồng thời có biện pháp tuyên truyền, động viên kịp thời để người nhà, phụ huynh bình tĩnh và phối hợp ngành Y tế trong xử lý ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, TTYT chủ động phối hợp UBND 21 phường để tăng cường kiểm tra không để tình trạng bán hàng rong xung quanh cổng trường.