Siết chặt hậu kiểm an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Hậu kiểm an toàn thực phẩm 3 ngành
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố năm 2025.
Công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm nay tập trung vào 3 ngành: Y tế, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương.
![]() |
Đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm thị trường bánh kẹo |
Trọng tâm hậu kiểm gồm các hoạt động: Bảo đảm chất lượng thực phẩm; cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm; cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Qua đó, các đơn vị tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Đồng thời, các đơn vị đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh mứt kẹo, rau, củ, quả và sản phẩm rau củ quả, thủy sản, sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm…
Các đơn vị đánh giá tình hình về an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường; việc cấp các loại giấy về an toàn thực phẩm.
Thông qua công tác hậu kiểm, ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra ATTP xuyên suốt trong năm
Theo ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 80.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó ngành Y tế trực tiếp quản lý hơn 46.000 cơ sở.
Để đảm bảo ATTP trong mùa lễ hội đầu năm 2025, Hà Nội đã thành lập hai đoàn kiểm tra giám sát tại 30 quận, huyện, thị xã. Các đoàn không chỉ kiểm tra mà còn hướng dẫn, tuyên truyền quy định ATTP, đồng thời yêu cầu các cơ sở khắc phục sai phạm nếu có.
![]() |
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của thành phố Hà Nội kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại một trường mầm non |
Bên cạnh đó, thành phố đã triển khai điều tra thực trạng và ghi nhận hình ảnh của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố quanh khu vực cổng trường học tại các quận, huyện, thị xã.
Các chuyên đề ATTP năm 2024 cũng được triển khai đồng bộ, bao gồm: rà soát và thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đánh giá kiến thức và thực hành ATTP của người lãnh đạo quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm và điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở thực phẩm; kiểm soát ATTP tại các bữa cỗ tập trung đông người; giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm thông qua việc lấy mẫu kiểm nghiệm; bảo đảm ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; duy trì tuyến phố dịch vụ uống, thức ăn đường phố đảm bảo an toàn thực phẩm có kiểm soát…
Trong năm 2025, thành phố tiếp tục ban hành và thực hiện các kế hoạch chuyên đề về ATTP, đặc biệt chú trọng kiểm soát thực phẩm quanh cổng trường học, duy trì tuyến phố dịch vụ ăn uống đảm bảo ATTP có kiểm soát, nâng cao chất lượng bếp ăn tập thể tại các trường tiểu học và kiểm soát thực phẩm tại các bữa cỗ tập trung đông người.
Trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, Hà Nội đã tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn. Qua kiểm tra 63 cơ sở, cơ quan chức năng phát hiện và xử lý vi phạm 10 cơ sở, với tổng số tiền phạt lên tới 182 triệu đồng. Thành phố cũng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ngoài ra, Hà Nội duy trì 5 đội cơ động chuyên điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh, đặc biệt tại các hội nghị, sự kiện quan trọng.
Công tác tuyên truyền ATTP cũng được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ tự bảo vệ bản thân trước các sản phẩm kém chất lượng. Thành phố đẩy mạnh truyền thông qua báo chí, truyền hình và mạng xã hội, tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin và nâng cao ý thức về ATTP.
Tin liên quan
Đọc thêm

5 đoàn liên ngành Trung ương ra quân Tháng hành động vì ATTP

4 phụ gia thực phẩm vi phạm tạm dừng lưu thông

Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc rượu tại Ninh Thuận

Nguy cơ ung thư khi sử dụng nhiều món nướng "khoái khẩu"

Bộ Y tế cảnh báo về viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm nghi gây ngộ độc ở TP HCM

Điều tra nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Tuệ Đức

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm

Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì?
