Tag

Siết chặt quản lý chợ thực phẩm online mùa dịch

Chung tay vì an toàn thực phẩm 31/07/2021 00:00
aa
TTTĐ - Dịch Covid-19 bùng phát đã làm thay đổi phương thức mua hàng của nhiều người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến (online). Đặc biệt, trong thời điểm thành phố yêu cầu tạm dừng một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại chỗ, không ra ngoài khi không thực sự cần thiết...thì nhu cầu mua sắm thực phẩm online càng trở nên sôi động.
Giá lương thực, thực phẩm tăng kéo CPI tháng 7 tăng 0,62% VISSAN vẫn tiếp tục cung ứng thực phẩm tươi sống tại TP HCM Thanh thơi mua sắm thực phẩm trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội Bình Thuận: Cung cấp lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình tại khu phong tỏa

Việc mua bán online trong mùa dịch thuận tiện cho cả người bán và người mua. Tuy nhiên, việc quản lý chợ thực phẩm online vẫn đang bị bỏ ngỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng, đã đến lúc cần phải siết chặt.

Bài 1: Chợ online “mọc lên như nấm”

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc mua - bán thực phẩm online trên trang web thương mại điện tử, mạng xã hội thu hút người tiêu dùng mọi lứa tuổi vì sự đa dạng và tiện dụng. Chợ thực phẩm online nở rộ, hàng loạt những trang bán hàng thực phẩm ra đời thu hút lượng lớn người tiêu dùng. Vấn đề đáng lo ngại của hầu hết người tiêu dùng là rủi ro về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm… khi việc mở một trang bán hàng thực phẩm online quá dễ dàng.

Nở rộ chợ thực phẩm mùa dịch

Nhập cụm từ "thực phẩm online" trên trang Google, chỉ trong 58 giây đã cho 153 triệu kết quả là các website, mạng xã hội (MXH) rao bán thực phẩm trực tuyến. Còn nếu tỉ mỉ hơn, gõ "thực phẩm online sạch" cũng có tới 34,8 triệu kết quả trong vòng 68 giây.

"Rảo" một vòng "chợ" thực phẩm online, dễ dàng tìm thấy bất cứ loại thực phẩm nào: từ chưa chế biến đến chế biến sẵn, giá từ bình dân đến cao cấp, các món đặc sản ở mọi miền đất nước...

Là một giáo viên mầm non, từ khi học sinh nghỉ học, chị Vũ Thị Kim Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) đã sử dụng trang facebook cá nhân của mình thành “chợ thực phẩm online”. Sẵn tài nấu nướng cùng mong muốn kiếm tiền thêm mùa dịch, cách 2 ngày chị lại gom đơn hàng một lần với đủ các chủng loại rau, củ, hoa quả, cho đến thực phẩm tươi sống như gà, vịt, trứng gà…

“Ban đầu tôi chỉ tiện thì đăng gom mua chung. Sau thấy có nhiều người có nhu cầu mua online, vận chuyển tận nơi vì họ ngại đi lại mùa dịch, nhiều người cũng thích ăn đồ quê nên tôi cứ vài ngày lại gom một lần. Tôi tìm các nguồn hàng khác nhau, cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu cho mọi người”, chị Dung chia sẻ.

Siết chặt quản lý chợ thực phẩm online mùa dịch

Mua bán thực phẩm online trở nên phổ biến trong mùa dịch Covid-19

Cùng với việc hình thành các khu chung cư cao tầng với số lượng dân cư đông đúc, mô hình chợ dân cư online đã xuất hiện ở hầu hết các khu chung cư trên địa bàn Hà Nội như: Chợ cư dân CT4, CT5, CT6 khu đô thị Hồng Hà Eco City, chợ cộng đồng khu Trung Hòa - Nhân Chính, chợ dân cư Đại Thanh - Xa La, nơi mua sắm của người dân Ecohome… với số lượng thành viên tham gia rất đông và đủ các loại mặt hàng thực phẩm.

Đủ các lời mời chào, rao bán hấp dẫn, nào là: Thực phẩm tươi sống ngon, bổ, rẻ, không sử dụng chất bảo quản; sản phẩm nhà tự trồng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...

Chị Nguyễn Thị Lệ Mỹ, cư dân tầng 9 tòa CT6, khu đô thị Hồng Hà Eco City cho biết: “Vào dịp cuối tuần, lượng người giao hàng cho tòa nhà tôi nhiều lắm. Nói thật là tôi cũng hay mua, lướt trong chợ thấy có gì ngon, hay hay là đặt. Từ thịt, cá, trứng, rau củ quả, thậm chí có lúc mua cả đồ ăn sáng như bánh cuốn, bánh giò… đều đủ cả. Nói chung tôi thấy khá thuận tiện và đa số là những đặc sản ở quê nên nhiều người thích”.

Chất lượng thực phẩm online có luôn đúng như lời chào hàng?

Việc mua bán thực phẩm online rõ ràng mang lại một phần sự thuận tiện cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên sản phẩm có được chứng nhận an toàn thực phẩm hay không thì rất ít người bán chứng minh được. Hầu hết chỉ là những lời khẳng định chủ quan của người bán rằng, đó là đồ quê hoặc của người nhà trồng được.

Đổi lại, người mua hàng thì dễ dãi, tin tưởng “hàng xóm”, bạn bè và sự tiện lợi của việc giao hàng tận nhà nên dễ dàng bỏ qua yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Chất lượng thực phẩm hoàn toàn dựa vào cái tâm của người bán.

Chị Nguyễn Thu Hoàn (Chung cư Hồng Hà Eco City, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, gọi đồ ăn của người quen trong khu đô thị rất thuận tiện, gần đến giờ ăn, thức ăn được đưa đến nóng hổi, không phải hâm nóng lại. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp rủi ro khi gặp thức ăn kém chất lượng.

“Có lần tôi mua bánh cuốn nóng. Cứ nghĩ là nóng về ăn luôn vì thấy người bán bảo là bánh cuốn nóng sáng mới chuyển ra. Đến lúc nhận hàng thì bánh nguội, thậm chí còn cảm giác như là để từ 1-2 ngày trong tủ lạnh, ăn thấy cứng. Vì là chỗ quen tôi cũng chỉ phản ánh lại cho họ biết và từ lần sau không dám đặt những đồ kiểu như vậy nữa”, chị Hoàn tâm sự.

Chị Nguyễn Thị Ân (chung cư Goldmark City, quận Bắc Từ Liêm) thì cho biết, một lần tiện đường, chị tự qua nhà người bán lấy thức ăn thay vì nhận giao hàng tận nhà như thường lệ thì nhìn thấy gian bếp bừa bộn đồ đạc cùng xoong, chảo… cáu bẩn. Mọi thứ đều không được vệ sinh sạch sẽ, mấy người gói đồ không gang tay, không đeo khẩu trang… Sau lần đó, chị Ân không dám mua đồ ăn sẵn online.

Có lẽ đây chỉ là hai trong số rất nhiều những câu chuyện về việc mua hàng thực phẩm online không rõ nguồn gốc. Phần lớn thực phẩm rao bán không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, người bán chỉ để lại thông tin sản phẩm, số điện thoại đặt hàng và nhận giao hàng tận nơi.

Siết chặt quản lý chợ thực phẩm online mùa dịch

Thực phẩm online vẫn còn nhiều kẽ hở về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Thực tế cho thấy, bên cạnh một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm online có nhãn mác, có thương hiệu, uy tín và chứng minh được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng, vẫn còn không ít cá nhân kinh doanh trực tuyến qua các trang web, mạng xã hội chưa có giấy tờ kiểm nghiệm chất lượng, nguồn gốc thực phẩm từ các cơ quan chức năng nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội, qua kiểm tra thực tế một số địa chỉ kinh doanh thực phẩm sạch nhỏ lẻ trên địa bàn, cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp không có chứng từ chứng minh nguồn gốc, cũng như chất lượng hàng hóa chưa bảo đảm được tiêu chí sạch, an toàn thực phẩm.

Về thực trạng kinh doanh thực phẩm online hiện nay, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, khách hàng thường biết đến các địa chỉ bán thực phẩm online thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, các trang rao vặt. Điều đáng nói, hầu hết các cơ sở này đều là kinh doanh không có giấy phép, các sản phẩm chế biến không có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.

Chất lượng sản phẩm chỉ được chủ cửa hàng... cam đoan bằng miệng, khó kiểm chứng. Chính vì vậy, bên cạnh những tiện ích thì việc mua thực phẩm chế biến sẵn được bán online cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Kinh doanh thực phẩm online càng trở nên phổ biến hơn khi cả nước đang phải đối mặt với sự phức tạp của đại dịch Covid-19. Danh sách cửa hàng cung cấp từ thực phẩm tươi sống đến đồ đã sơ chế, thực phẩm chín ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội như "Sống sạch", "Chợ nông sản thực phẩm sạch Hà Nội", hay "Chợ đồ ăn online siêu rẻ", “Chợ quê”… Người tiêu dùng dù tỏ ý e dè trước chất lượng thực phẩm tại các chợ dân sinh nhưng lại khá dễ dãi khi chọn lựa thực phẩm trên "chợ mạng".

(Còn nữa)

Hà Nội: Đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Đơn hàng trên thương mại điện tử tăng đột biến Nông sản lên sàn, không còn là câu chuyện “giải cứu” Mách nước để không bị lừa khi đi “chợ mạng”

Tin liên quan

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm