Sử dụng thức ăn đông lạnh có tốt cho sức khỏe?
Những mối nguy hại lớn nếu ăn thực phẩm đông lạnh quá thường xuyên
Thịt là loại thực phẩm chúng ta thường ăn hàng ngày, hầu như nhà nào cũng mua thịt về ăn. Tuy nhiên, thịt phải ăn lúc còn tươi mới chứ bảo quản lâu trong tủ lạnh có thể xảy ra hàng loạt biến đổi.
Thịt khi được tích trữ quá lâu trong tủ lạnh sẽ dễ bị biến đổi chất và gây hại không nhỏ cho sức khỏe khi ăn vào cơ thể. Thông thường, các loại thịt trữ đông chỉ nên ăn trong 15 ngày đổ về, sau 5 ngày đã có biến đổi lớn về chất dinh dưỡng.
Thịt khi được tích trữ quá lâu trong tủ lạnh sẽ dễ bị biến đổi chất và gây hại không nhỏ cho sức khỏe |
Vì vậy, chúng ta không nên quá phụ thuộc vào tủ lạnh. Bởi dù chưa hết hạn sử dụng nhưng khi thịt trữ trong tủ lạnh quá lâu cũng dễ sản sinh ra chất gây hại cho cơ thể, thậm chí còn làm tế bào ung thư xâm nhập vào nhanh hơn.
Nếu mọi người thường xuyên ăn thịt đông lạnh trong thời gian dài, khả năng chống oxy hóa từ cơ thể sẽ ngày càng yếu đi, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các bà nội trợ không nên ăn thịt đã quá hạn sử dụng trên 5 ngày.
Rau đông lạnh thường được coi là một lựa chọn hợp lý và thuận tiện thay thế cho rau quả tươi. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng quá trình đông lạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của một số loại rau và các chất dinh dưỡng khác nhau.
Có thể thấy rằng, quá trình đông lạnh thậm chí có thể làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa trong một số loại rau. Mặt khác, việc chần rau sau khi rã cấp đông cũng có thể dẫn đến giảm đáng kể các chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt, bao gồm vitamin C và thiamine.
Hiện nay tủ lạnh là một thiết bị gia dụng thiết yếu của mỗi gia đình, sử dụng rất tiện lợi, có tác dụng khử trùng ở nhiệt độ thấp.
Dù vậy, nếu để thực phẩm trong tủ lạnh lâu thì chất đạm và chất béo của thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt sẽ bị oxy hóa dần, dễ bị biến chất, màu sắc cũng thay đổi, thậm chí còn dễ chuyển sang màu nâu và làm gia tăng tốc độ lão hóa cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu không chú ý mà ăn phải thực phẩm hỏng do trữ lâu trong tủ lạnh, mọi người có thể bị khó tiêu, buồn nôn, nôn và đau dạ dày. Việc ăn thức ăn đông lạnh hỏng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột.
Thực phẩm đông lạnh bảo quản trong tủ lạnh quá lâu dễ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn, virus, làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, các bà nội trợ hãy cố gắng không ăn thực phẩm đông lạnh đã để quá lâu trong tủ lạnh, nên ăn nhiều thức ăn tươi và không nên mua tích trữ quá nhiều thực phẩm một lúc.
Cách rã đông thực phẩm đảm bảo
Thực phẩm đông lạnh được coi là nguồn thực phẩm mang lại nhiều lợi ích, sự tiện dụng nhưng không phải món ăn đông lạnh nào cũng tốt cho sức khỏe.
Các thực phẩm đông lạnh có hàm lượng chất béo cực cao. Chất béo trong thực phẩm đông lạnh cao gấp đôi so với carbs và protein. Do đó, việc thường xuyên ăn thực phẩm đông lạnh sẽ làm cơ thể tăng cân không kiểm soát, gây ra béo phì.
Nhiều món ăn dùng không hết thường được bảo quản trong tủ lạnh dài ngày |
Thực phẩm đông lạnh trong một thời gian dài có thể làm mất đi một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Do đó, so với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh không bổ dưỡng bằng.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Trong ngăn đá tủ lạnh, nhiệt độ duy trì từ -18 đến -7 độ C, để bảo quản thực phẩm được lâu thì mức nhiệt -18 độ C là tốt nhất.
Mặc dù lạnh sâu nhưng khi cho thịt vào bảo quản vẫn phải là thịt tươi, bao kín, không để không khí lọt vào. Với cách bảo quản này, thịt lợn, bò, trâu, gà, cá có thể bảo quản được từ 4-6 tháng.
Sai lầm của nhiều người là thường cho cả tảng to thịt bò, lợn… vào tủ lạnh, sau đó đem ra rã đông, cắt một phần dùng chế biến, phần còn lại lại tiếp tục cho vào tủ đông để lưu trữ. Hành động này làm thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, nhanh hỏng.
Theo đó, thực phẩm khi mua về, người nội trợ phải phân loại và chia nhỏ. Dự kiến mỗi bữa cả nhà dùng bao nhiêu, sau đó cắt nhỏ và cho vào từng hộp bảo quản.
Còn ngăn mát có nhiệt độ từ 0-5 độ C nhưng đối với thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt bò, gà… ngăn mát kể cả ở nhiệt độ -1 độ C cũng không nên để lâu hơn 2-3 ngày vì sau thời gian này, thực phẩm bắt đầu có hiện tượng bốc mùi và rỉ nước do bị vi khuẩn xâm nhập.
Đồng thời, các gia đình nên kiểm tra tủ lạnh thường xuyên. Thực phẩm bị bỏ quên, lâu ngày sinh nấm mốc, vi khuẩn gây tình trạng ngộ độc.
Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng riêng nên dán nhãn hạn sử dụng lên từng loại thực phẩm để tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Siêu thị, chợ hiện nay rất đa dạng các loại thực phẩm vì vậy chúng ta mua vừa phải, hạn chế trữ quá nhiều thực phẩm, ăn lâu ngày không hết.