Tag

Thành phố Buôn Ma Thuột hướng tới đô thị xanh

Đô thị 11/03/2024 15:37
aa
TTTĐ - Sau 49 năm giải phóng, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực, phấn đấu xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị xanh, hiện đại giữa lòng cao nguyên hùng vỹ.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam Buôn Ma Thuột phát triển xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên Đắk Lắk: Bắt quả tang 3 cô gái đang bán dâm
Tỉnh Đắk Lắk đang phấn đấu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Tỉnh Đắk Lắk đang phấn đấu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (Ảnh: BMT)

Sau 49 năm ngày giải phóng (10/3/1975 - 10/3/2024), thành phố Buôn Ma Thuột đã không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt, từng bước trở thành một đô thị trung tâm của tỉnh Đắk Lắk có vai trò quan trọng về nhiều mặt đối với cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.

Theo quy hoạch, tỉnh Đắk Lắk xây dựng và phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, vị trí là trung tâm vùng và đầu mối giao thương, hợp tác trong khu vực tam giác Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.

Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng sạch, phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc riêng vùng Tây Nguyên, đồng thời sẽ đầu tư lên quy mô cấp vùng một số lĩnh vực như du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ…

TP Buôn Ma Thuột đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt,
TP Buôn Ma Thuột đang không ngừng phát triển lớn mạnh về kinh tế - xã hội (Ảnh: BMT)

Theo UBND thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2024, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cơ chế chính sách đặc thù của thành phố theo Nghị quyết số 72/2022/QH15, ngày 15/11/2022 của Quốc hội.

Đồng thời, từng bước đưa thành phố phát triển theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, sinh thái, bản sắc, là thành phố đáng sống, đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 67. Trong đó, thành phố xác định 32 nhiệm vụ, đề án trọng tâm và 17 dự án trọng điểm để phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn tới.

Với sự chủ động của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, đến nay có 8/17 dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 đã bố trí vốn kế hoạch đầu tư công, trung hạn giai đoạn 2021-2025, như: Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh tuyến đoạn tránh phía Đông; Đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột… với tổng mức đầu tư khoảng 32 nghìn tỷ đồng.

Các dự án còn lại dự kiến đưa vào các quy hoạch cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia để có cơ sở triển khai thực hiện trong giai đoạn tới.

khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử,
Buôn Ma Thuột khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử trong phát triển kinh tế - xã hội (Nguồn buonmathuot.gov)

Bên cạnh đó, để tạo động lực mới phát triển tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, một số dự án trọng điểm có tính chất vùng, liên vùng có tác động lan tỏa sẽ được tập trung triển khai thực hiện như: Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Bệnh viện Trung ương; Khu dịch vụ hậu cần trung chuyển (logistics), công nghiệp công nghệ cao gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông lâm sản; phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột…

Có thể khẳng định, cùng với những thành quả phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cây xanh đô thị của Buôn Ma Thuột là kết quả của tầm nhìn xa chiến lược của các thế hệ lãnh đạo tỉnh và thành phố trong nhiều thập kỷ là minh chứng cho quá trình phát triển.

Buôn Ma Thuột được đánh giá là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với 25.750 cây, tỷ lệ cây xanh toàn thành phố là 17,21 m²/người, nội thành là 8,27 m²/người và đang tiếp tục tăng lên, đóng góp tích cực vào việc lọc sạch không khí, giảm bụi giao thông, chống biến đổi khí hậu, giảm ngập úng và tạo điểm nhấn đô thị, góp phần phát triển mục tiêu “Buôn Ma Thuột - Đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên”.

Đọc thêm

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã Đô thị

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

TTTĐ - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên tỉnh Vĩnh Long, có 124 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sắp xếp còn 8 phường và 27 xã; tỉnh Trà Vinh còn 41 xã, phường; tỉnh Bến Tre còn 48 xã, phường.
Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào? Đô thị

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa Đô thị

Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý tài sản công là nhà, đất đối với các cơ sở bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 23/4, HĐND quận Nam Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức họp, thông qua Nghị quyết về chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5 Đô thị

Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng đào đường, hè trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Xem thêm