Tag

Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 17/10/2024 15:38
aa
TTTĐ - Rau xanh và hoa quả là nguồn bổ sung vitamin vô cùng cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều trẻ “lười” ăn rau khiến các bậc phụ huynh lo lắng con mình thiếu vitamin và các vi chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
Tất bật chăm sóc rau xanh để kịp thu hoạch dịp Tết Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Bão lũ và "bão" giá rau xanh Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô

Vì sao trẻ hay lười ăn rau?

Một lý do khiến trẻ không ăn rau rất có thể vì vị của rau rất đắng. Cơ sở của vị đắng trong rau tạo nên là do thành phần nguyên tố canxi và các chất dinh dưỡng thực vật tự nhiên.

Chất dinh dưỡng thực vật là một thuật ngữ bao trùm để chỉ các phenol và polyphenol có nguồn gốc thực vật, flavonoid, isoflavone, tecpen và glucosinolate cũng như là thành phần hóa học tự bảo vệ của thực vật.

Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
Nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ lười ăn rau

Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng thực vật và lợi ích của nó cũng có ý nghĩa đối với sức khỏe của con người.

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ lười ăn rau là do các bà nội trợ thường chỉ quan tâm tới chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, protein từ thịt, cá trứng sữa mà vô tình quên bổ sung chất xơ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Trong khi đó, trẻ nhỏ là đối tượng có tỉ lệ mắc táo bón nhiều nhất bởi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em chủ yếu là do chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều chất béo.

Chất xơ là thành phần quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như các toàn bộ cơ thể. Do đó, thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây nên táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, những đồ ăn nhiều chất béo, đồ dầu mỡ chiên rán gây nên khó khăn cho quá trình tiêu hóa, phân thải ra ngoài khó khăn hơn.

Rau chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của trẻ, chẳng hạn như axit folic, vitamin A, vitamin C và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy hầu hết trong các loại rau có lá màu xanh đậm.

Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bổ sung các loại rau khác, chẳng hạn như rau có màu như cà rốt và ớt chuông vàng. Thành phần vitamin và khoáng chất của tất cả các loại rau là khác nhau, vì vậy cần cung cấp cho trẻ các loại rau quả khác nhau.

Hầu hết vitamin không tự tổng hợp được từ cơ thể mà phải cung cấp bên ngoài, nhất là trong rau, củ, quả. Ví dụ: Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt, protein, lipid… thành năng lượng, vitamin nhóm B tạo ra một loại enzyme đồng hóa đường, kích thích ngon miệng.

Chính vì vậy, để trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất cũng như phát triển thể chất toàn diện, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm này trong khẩu phần ăn của con.

Trái cây và rau quả giàu các thành phần chống oxy hóa (chẳng hạn như vitamin C, beta-carotene). Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng chất này, các gốc tự do trong cơ thể sẽ có cơ hội phát triển. Lượng dinh dưỡng không cân bằng sẽ làm giảm miễn dịch, khiến bé dễ bị bệnh.

Cách "tập" thói quen ăn rau của quả cho trẻ

Rau xanh là một trong thực phẩm quan trọng vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin, chất xơ... tốt cho sự phát triển, sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, đa phần trẻ thường không thích ăn nhiều rau, thậm chí có bé nhạy cảm với mùi vị của rau, nhất là các loại rau có mùi vị đặc trưng.

Nếu càng bị người lớn ép ăn nhiều rau càng nảy sinh tâm lý chán ghét những món ăn này. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu sở thích, cho bé ăn thử rau có vị ngọt với hàm lượng nhỏ như bắp (ngô), cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang...

Mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh vì có nhiều chất xơ, hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn rất tốt. Nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày
Các bà mẹ thường quan tâm bổ sung nhiều đạm trong chế độ dinh dưỡng của con mà không chú ý đến rau xanh

Ngoài ra, trái cây thường có vị ngọt, vì vậy trẻ sẽ dễ tiếp nhận hơn các loại rau xanh. Bố mẹ có thể kết hợp trái cây với các loại rau xanh để bé tiếp cận đa dạng thức ăn trong khẩu phần của mình.

Trẻ thường có xu hướng khó tiếp nhận các loại thức ăn mới, đặc biệt các loại rau nên bố mẹ cần theo dõi, ghi nhận những loại rau bé thích ăn và có cách chế biến phù hợp. Theo đó, bố mẹ nên thiết kế bữa ăn với các loại rau chế biến theo nhiều cách khác nhau (cả sống và chín) để tạo màu sắc đa dạng giúp bớt mùi vị khó chịu của chúng.

Các bà mẹ có thể kết hợp rau với món trẻ thích như salad rau củ, súp rau củ, nước ép, mì spaghetti, sinh tố... Rau có thể kém hấp dẫn với trẻ, nhưng các loại nước chấm, gia vị, nước sốt... sẽ tạo nhiều màu sắc, tăng hương vị và kích thích bé ăn rau nhiều hơn.

Bố mẹ có thể trộn sốt vào salad, thêm phô mai vào các loại cải, súp lơ... để "xử lý" tình trạng bé lười ăn rau.

Con cái cũng sẽ học hỏi về sự lựa chọn thực phẩm từ cha mẹ. Vì vậy, cách tốt nhất để khuyến khích trẻ ăn rau là để trẻ nhìn thấy cha mẹ tự chọn thực đơn rau xanh và thưởng thức đa dạng các loại một cách ngon lành.

Bởi vì bữa ăn gia đình là thời điểm tốt để dạy trẻ về cách ăn uống lành mạnh, bao gồm cả ăn rau.

Các món ăn thông thường trong mọi gia đình như món xào, canh súp, các món ăn nhiều đạm từ thịt... đều có hương vị tuyệt vời với nhiều rau củ hơn. Nếu trẻ nhìn thấy cha mẹ và anh chị em của chúng chọn đầy rau xanh vào đĩa để thưởng thức, trẻ có thể cũng muốn làm như vậy.

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm