Tag
An toàn thực phẩm cho sĩ tử mùa thi

Bài 1: “Ma trận” thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ cho sĩ tử

Chung tay vì an toàn thực phẩm 08/06/2023 17:55
aa
TTTĐ - Lợi dụng tâm lý phụ huynh lo lắng cho con trước các kỳ thi “vượt vũ môn”, nhiều chợ thuốc “ảo” bán tràn lan các loại thực phẩm chức năng theo dạng hàng “xách tay” giúp tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng… Đáng lo ngại hơn, người bán hàng cũng kiêm luôn “dược sĩ” kê đơn online các loại thuốc này dù không qua bất kỳ trường lớp đào tạo về y khoa, dược phẩm nào.
Cẩn trọng với thực phẩm ở chợ online Mối nguy hại từ thức ăn thừa Ôm "cục tức" khi mua thực phẩm online

Loạn thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ, thực phẩm đường phố bủa vây các cổng trường thi… là những nguy cơ hiện hữu “đe dọa” sức khỏe sĩ tử mùa thi. Những giải pháp nào được đưa ra để đảm bảo an toàn thực phẩm cho sĩ tử mùa thi?

“Loạn” thực phẩm chức năng

Chỉ còn khoảng hơn hai tuần nữa, con trai bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, chị Nguyễn Trang (Hà Đông, Hà Nội) vô cùng lo lắng vì sức khoẻ của con vốn kém hơn các bạn đồng trang lứa. Thời tiết mùa hè khiến con hay bị đau đầu, mệt mỏi lại đang phải chạy “sô” với lịch ôn thi kín mít.

Dễ dàng tìm mua các loại thực phẩm chức năng bổ não, tăng cường trí nhớ trên mạng xã hội facebook
Dễ dàng tìm mua các loại thực phẩm chức năng bổ não, tăng cường trí nhớ trên mạng xã hội facebook

Chị Trang đã tìm đến các loại thực phẩm chức năng, các loại vitamin giúp tăng cường trí nhớ, sức đề kháng cho con. Không khó để tìm mua các loại thực phẩm chức năng này, chỉ cần search “thuốc tăng trí nhớ” trên google và mạng xã hội facebook, tik tok. Người dùng có thể tìm được hàng chục loại thực phẩm chức năng có công dụng kể trên với nguồn gốc “xách tay” từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức...

Những người bán hàng các loại thực phẩm chức năng này đều tự tin quảng cáo đây là thuốc bổ “xịn” được các nước tiên tiến về y học tin dùng vì có tác dụng hiệu quả... Tuy nhiên, đa phần người bán các loại thực phẩm chức năng trên các chợ “ảo”, mạng xã hội đều không có bằng cấp dược sĩ.

Chị Nguyễn Trang cho biết: “Lo lắng con dễ bị mệt mỏi nên tôi mua nhiều loại thực phẩm chức năng, các loại chất bổ như yến, đông trùng hạ thảo… Chỉ cần alo đến số điện thoại của người bán, trong vòng một giờ đồng hồ sau tôi đã nhận được đủ các loại thực phẩm cần thiết kèm theo hướng dẫn uống thuốc do người bán “kê đơn” và đều được quảng cáo đang là những loại hiệu quả “hot” và bán chạy nhất.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, con lại biểu hiện mệt mỏi và tiêu chảy, hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng, nguyên nhân có một phần do lạm dụng thực phẩm chức năng.

Áp lực học tập, thi cử khiến nhiều em học sinh thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt và bị suy giảm trí nhớ. Trước áp lực học tập căng thẳng, đặc biệt là trước những kỳ thi quan trọng, các em học sinh luôn phải cố gắng để thu nạp một lượng kiến thức rất lớn cho nhiều môn thi dồn dập. Đây cũng chính là thời điểm não bộ phải “gồng” lên để tiếp nhận lượng kiến thức lớn và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mất thăng bằng nhất.

Não bộ được cấu thành từ nhiều chất khác nhau, trong đó các chất quan trọng nhất là omega 3 hay còn gọi là DHA, vitamin nhóm B, vitamin E… Khi bị thiếu chất do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hay do hoạt động với cường độ lớn, áp lực, não bộ sẽ hoạt động kém hiệu quả và đi kèm với đó là các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và không còn minh mẫn.

Vì thế, thay vì sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ não không rõ nguồn gốc xuất xứ, phụ huynh nên áp dụng chế độ ăn uống bổ sung omega, vitamin cho trẻ, nhắc nhở trẻ sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để bộ não được nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc cũng sẽ khiến não bộ tang khả năng ghi nhớ, đáp ứng cho việc thu nạp kiến thức để học tập, thi cử có được kết quả tốt nhất.

Các loại thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ đa phần đều được quảng cáo là hàng nhập khẩu “xách tay”, không có tem nhãn phụ
Các loại thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ đa phần đều được quảng cáo là hàng nhập khẩu “xách tay”, không có tem nhãn phụ

Tùy tiện dùng thuốc "bổ não", tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu

Nhiều người có tâm lý chung là tìm kiếm những điều trị hỗ trợ là các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng vì cho rằng chúng an toàn và ít tác dụng phụ như thuốc. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng giống như “dao hai lưỡi”, nếu được bổ sung dư thừa sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người.

Thực tế, thực phẩm chức năng bổ não không phải là loại thực phẩm có thể dung tuỳ ý. Nhiều loại thực phẩm chức năng hay các loại thuốc chỉ được cấp phép để điều trị các chứng rối loạn như tăng động giảm chú ý, chứng ngủ rũ, Alzheimer…

Bác sĩ Nguyễn Công Bình, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: “Các loại thực phẩm chức năng dù không phải là thuốc nhưng khi sử dụng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Mọi người không nên tự dùng thuốc tại nhà vì việc tự điều trị có thể gây nguy hiểm. Việc tự ý sử dụng kết hợp giữa nhiều loại thuốc khác nhau hoặc mua các loại thực phẩm chức năng trôi nổi trên thị trường sử dụng rất ảnh hưởng đến sức khoẻ”.

Các loại thực phẩm chức năng được nhập khẩu chính hãng đều bắt buộc có niêm yết tem phụ, ghi rõ và đầy đủ những thông tin xác nhận về tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe và những thông tin xác nhận có lợi cho cấu trúc/chức năng.

Tuy nhiên, các loại thực phẩm chức năng bán tràn lan trên chợ “ảo” đều khó có thể quản lý triệt để vì chúng được chào bán kiểu “luồn lách”. Người tiêu dùng sử dụng chủ yếu do “mách nhau” hoặc nghe theo lời quảng cáo của người bán mà không hề hay biết tính xác thực và mức độ tin cậy của sản phẩm.

Chưa kể đến, mỗi năm Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đều thu giữ hàng trăm loại thực phẩm chức năng bị làm giả vẫn được “tuồn ra” thị trường.

Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, nếu sử dụng những loại sản phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, da phồng rộp, trụy tim mạch, huyết áp giảm, khó thở… Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý về thận, gan, mật…

(Còn nữa)

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Xem thêm