Tag
Sống có trách nhiệm và hình thành những nếp văn hóa mới

Bài 3: Hành trình dài bền bỉ

Người Hà Nội 12/03/2021 09:00
aa
TTTĐ - Bồi đắp nên những giá trị văn hóa là cả một hành trình dài, bền bỉ của cả cộng đồng cùng chung sức, chung lòng. Đi qua bao hoạn nạn, khó khăn, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn như dòng chảy dạt dào và lắng đọng chính là bởi phẩm chất biết sớm ý thức và thích nghi của người Hà Nội mình.
Hành trình trở về quê hương mùa xuân và mẹ qua bài thơ "Hương đời" của Á hậu Trang Viên

Tiếp tục tích hợp những giá trị mới

Nếu ví “sông có khúc, người có lúc” thì “dòng sông” văn hóa Hà Nội đang trải qua một đoạn thác ghềnh. Cùng với cả nước và toàn thế giới, giai đoạn dịch bệnh Covid-19 này là khó khăn nhưng cũng là cơ hội của tất cả chúng ta. Với sự chỉ đạo linh hoạt, phản ứng mau lẹ, thông minh, quyết đoán của Chính phủ, các cấp chính quyền, Hà Nội đã, đang và tiếp tục vượt qua dịch bệnh, khẳng định vị thế Thủ đô của mình với cả nước và với quốc tế.

Trong khi đó, với căn cốt, nền tảng văn hóa lâu đời và bền vững của mình, có thể nói, cùng với các lĩnh vực khác, văn hóa cũng là một phần quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19 cũng như trong tất cả các biến cố khác như thiên tai, chiến tranh… Có văn hóa lòng người mới vững vàng, có văn hóa mới khiến con người bình tâm để mà đưa ra những hành động, cư xử sao cho phù hợp với tình hình và nhanh chóng khắc phục được tình hình.

Những hành vi như thế này cần phải được xử phạt nghiêm
Những hành vi như thế này cần phải được xử phạt nghiêm

Qua đại dịch Covid-19, có thể nói, “dòng chảy” văn hóa Hà Nội lại tiếp tục được tích hợp những giá trị mới để chứng minh khả năng ứng biến tài tình của mình. Một nhà văn hóa nhận định, bất kì một hiện tượng xã hội nào cũng phải trải qua những giai đoạn khác nhau. Ông lấy ví dụ: Trước đây, khi hầu hết mọi người đi xe máy đều “đầu đội trời, chân đạp phanh” thì nếu ai đó đi trên đường mà đội mũ bảo hiểm sẽ là “hiện tượng lạ”. Người ta đoán ngay anh này đi đường xa hoặc là dân thể thao hoặc đơn giản là… khác người.

Đến khi Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ đánh dấu việc bắt đầu quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc một cách toàn diện đối với người đi xe máy trên mọi tuyến đường giao thông ở Việt Nam, không phải ngay lập tức toàn xã hội đã thực hiện. Phải mất một thời gian, cùng với việc cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm khắc hơn, các hãng mũ bảo hiểm tung ra nhiều kiểu dáng thời trang, an toàn hơn, người dân mới tuân thủ nghiêm chỉnh hơn.

Bây giờ, ai ra đường mà không đội mũ bảo hiểm lại bị cả xã hội nhìn với ánh mắt kì lạ, lên án, trách móc. Việc làm này chính là không tuân thủ luật pháp, đi ngược lại đám đông, trở thành khó coi, phản văn hóa. Tất cả các khuôn mẫu, thước đo hay điều chỉnh gì cũng đều cần phải có thời gian để thực hiện và điều đó đi vào cuộc sống nhanh hay chậm chính là phụ thuộc vào văn hóa tiếp nhận của mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy.

Cũng tương tự như vậy, những nét văn hóa hình thành trong và sau chống dịch Covid-19 cũng đang trên đà thấm sâu vào đời sống Nhân dân, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người Hà Nội hôm nay. Hà Nội những năm Covid, Hà Nội của 1011 năm hình thành và phát triển. Hà Nội của những năm tháng mà sau này con cháu chúng ta nhắc lại, y như chúng ta đang nhắc về thời mũ rơm, tem phiếu, hầm trú ẩn tránh bom B52 thuở trước.

Vẫn cần hơn nữa những hình thức răn đe, xử phạt

Trở lại với trường hợp chiếc mũ bảo hiểm, cho đến bây giờ, lác đác trên phố vẫn còn một vài người bị phạt vì không mang theo mũ, mang mà không đeo hoặc đeo mà không cài quai cẩn thận. Như vậy, ngay cả văn hóa đã hình thành vẫn cần phải có pháp luật thường trực kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện. Trong khi đó, các hình thức tuyên truyền, khuyến cáo cũng không được phép lơi lỏng.

Người Hà Nội đã nhanh chóng xác lập được nét văn hóa mới trong mùa dịch Covid-19 song vẫn là câu nói cũ: Hình thành văn hóa khó nhưng giữ được văn hóa còn khó hơn. Trước đây, rất nhiều người kêu ca phàn nàn về văn hóa xếp hàng, chờ đợi của người Hà Nội rất kém. Khi dịch bệnh vào lúc căng thẳng, nếu phải tập trung đông người để khai báo y tế, mua thực phẩm, trên các phương tiện công cộng… mỗi người phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác, với tâm lý lo lắng, người dân đã thực hiện tương đối nghiêm túc.

Song, theo quan sát của phóng viên, những ngày gần đây, tại một số nơi đã có một vài biểu hiện lơ là, thiếu nghiêm túc. Chẳng hạn, trên các chuyến xe bus đã có dán giấy tại những chiếc ghế, yêu cầu ngồi cách một ghế để đảm bảo khoảng cách nhưng khách lên đôi khi cứ bạ đâu ngồi đấy, ngồi cả lên giấy. Thậm chí, có nhóm người lên còn ngồi sát vào nhau để… tiện nói chuyện, đến khi nhân viên trên xe nhắc nhở còn tỏ ra khó chịu.

Trong khi đó, bất chấp quy định phòng, chống dịch, trong mùa hoa ban, hoa sưa nở, một số người vẫn túm tụm chụp ảnh cho bằng được chả bỏ lỡ mất niềm vui này.

Nên chăng có cả những hình thức xử phạt nguội để tăng tính tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch ở người dân
Nên chăng có cả những hình thức xử phạt nguội để tăng tính tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch ở người dân

Những ngày gần đây, chùa Hương cùng các cơ sở tôn giáo đã được mở cửa trở lại phục vụ nhu cầu tâm linh, vãn cảnh của Nhân dân Hà Nội trong dịp đầu năm. Điều này cho thấy tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt ở Thủ đô, đồng thời chính quyền cũng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân. Đây là truyền thống lâu đời và là nhu cầu chính đáng của mỗi người khi năm mới đến.

Dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên càng những nơi đông người như đền, chùa thì lại tăng khả năng tiếp xúc và lây bệnh. Nhất là khi tâm lý người dân chủ quan, không thực hiện đúng các khuyến cáo, quy định. Chính vì vậy, các biện pháp xử phạt vẫn cần phải được thực hiện nghiêm.

Nên chăng, chúng ta cần phải tăng cường cả các biện pháp xử phạt nguội. Tại nhiều nơi như đền, chùa đã có camera nên việc phạt nguội không mấy khó khăn. Giống như các trường hợp lái xe ngoài đường bị phạt nguội, thì phạt nguội trong phòng, chống dịch cũng sẽ tăng tính răn đe, giúp cho người dân ý thức hơn với hành xử nơi công cộng của mình. Các hình thức phạt nguội này nếu được áp dụng thường xuyên, nghiêm túc chẳng những nâng cao ý thức tự giác của người dân, giám sát các hành vi coi thường luật pháp mà còn giúp cho công cuộc phòng chống dịch trở nên dễ kiểm soát hơn.

Có như thế nếp văn hóa hình thành trong và sau chống dịch mới trở thành văn hóa riêng của người Hà Nội, hòa vào dòng chảy văn hóa chung của ngàn năm Thăng Long và trở thành di sản cho con cháu Thủ đô sau này.

Bài 2: Ý thức hơn vai trò của cá nhân với cộng đồng Bài 2: Ý thức hơn vai trò của cá nhân với cộng đồng
Bài 1: Văn hóa “cứng”, văn hóa “mềm” Bài 1: Văn hóa “cứng”, văn hóa “mềm”

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm