Tag

Nguy cơ nhập viện cấp cứu do “bã” thức ăn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 07/06/2023 21:54
aa
TTTĐ - Gần đây, các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp cấp cứu tắc ruột, tổn thương dạ dày do "bã" thức ăn, trong đó chủ yếu là bệnh nhân người cao tuổi. Một số món ăn quen thuộc như canh măng, quả hồng... nhưng lại là nguyên nhân gây ra “bã” thức ăn.
Vô tình nuốt 4 chiếc răng giả, cụ bà nhập viện cấp cứu Cấp cứu bệnh nhân nhồi máu não cấp bán cầu trái Vào viện cấp cứu quên mang thẻ BHYT có được thanh toán? Trạm cấp cứu 115 khu vực Đông Anh đi vào hoạt động

Tìm thấy miếng măng nằm trong tá tràng

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, khoa Điều trị bệnh Ống Tiêu hóa (A3A) của bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân H.T. (sinh năm 1960, quê ở Hòa Bình) có tiền sử mổ khâu lỗ thủng hành tá tràng.

Bệnh nhân có triệu chứng đầy bụng kém ăn, gầy sút cân (6kg/3 tháng), không có biểu hiện đau bụng, không buồn nôn, không nôn, không sốt, đại tiện bình thường. Khám thấy bụng mềm, không có điểm đau khu trú, không sờ thấy u cục.

Dị vật khi được gắp ra khỏi bệnh nhân H.T.
Dị vật khi được gắp ra khỏi bệnh nhân H.T.

Tại khoa Điều trị bệnh Ống Tiêu hóa, bệnh nhân được nội soi dạ dày. Kết quả thấy có dị vật dạng thức ăn hình khối, đóng khuôn gần giống chữ nhật, nằm trong tá tràng, màu đen nâu.

Qua nội soi, khối được cắt và gắp ra ngoài thành 2 mảnh to, và ít mảnh nhỏ. Miếng dị vật có kích thước 3x6cm. Khi đưa ra ngoài, dị vật được xác định là 1 miếng măng tính chất khá mềm nhưng dai và tước xơ, phía trong đã chuyển màu nâu sẫm.

Sau khi được gắp dị vật ra ngoài, bệnh nhân chia sẻ, từ Tết tới giờ, bệnh nhân đã không ăn măng, ăn thì cũng không nhai nên không hiểu miếng măng đã nằm ở đó bao lâu. Bệnh nhân cao tuổi không còn răng vì vậy ăn măng đều chỉ... nuốt vội vàng khiến miếng măng "tắc" lại trong dạ dạy. Bệnh nhân được tiếp tục điều trị thuốc dạ dày và kháng sinh do khi can thiệp có trầy xước niêm mạc dạ dày tá tràng.

Trước đó, theo thông tin từ Bệnh viện E Trung ương cho biết, các bác sĩ bệnh viện này đã điều trị cho cụ ông 72 tuổi bị tắc ruột sau khi ăn canh măng lưỡi lợn trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E Trung ương cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, bí trung và tiểu tiện, buồn nôn. Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi do nghi ngờ bị tắc ruột.

Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ đã lấy ra khỏi ruột bệnh nhân một khối rắn chắc, được xác định là bã thức ăn từ măng khô. Theo bác sĩ Nguyễn Đình Liên, do bệnh nhân đã cao tuổi, răng rụng gần hết nên không thể nhai kỹ các miếng măng, khiến măng không tiêu được nên bị tắc ở ruột.

Cũng trong dịp đầu năm mới, bệnh viện Thạch Thất đã tiếp nhận bệnh nhân 57 tuổi nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn nhiều lần. Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, các bác sĩ đã chẩn đoán, bệnh nhân bị tắc ruột do ăn măng khô và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Măng không tiêu hóa được bị vón cục lại trong dạ dày rồi di chuyển xuống ruột non tạo thành một cái “nút” gây tắc ruột. Ngoài măng khô, các bác sĩ cũng cảnh báo, tắc ruột do bã thức ăn còn thường gặp sau khi ăn các chất xơ, dai khó tiêu hóa…

Người cao tuổi cảnh giác với những món ăn dễ gây "bã"

Bác sĩ Hoàng Kim Ngân - Khoa Điều trị bệnh Ống Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khuyến cáo: "Dị vật thức ăn là những mảnh thức ăn lớn, cứng hoặc có đặc tính chát dính, chưa tiêu hóa hoàn toàn quện lại với nhau lâu ngày tạo thành khối lớn ở dạ dày hoặc tá tràng, không di chuyển được xuống ruột. Khối có thể gây tổn thương dạ dày tá tràng do cọ sát, hoặc gây tắc ruột nếu chúng xuống ruột".

Do vậy, người dân nấu ăn nên thái thức ăn nhỏ, dưới 1cm chiều dày và 4cm chiều dài để người ăn có răng kém thì vẫn ko mắc lại trong dạ dày. Đối với những món chất xơ như măng, với người không có hoặc răng yếu nên hạn chế ăn.

Nếu có những hiện tượng như đau bụng, buồn nôn, sau khi nuốt phải mảnh thức ăn lớn cứng (măng, cọng rau già..) hoặc ăn các chất chát dính như (tam thất, nghệ mật ong, hồng xiêm, chuối xanh…), nên đi đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và chỉ định nội soi dạ dày, phát hiện sớm dị vật thức ăn, tránh biến chứng không mong muốn xảy ra.

người bệnh sau phẫu thuật tắc ruột non
Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện sau phẫu thuật tắc ruột non do "bã" thức ăn

Để phòng tránh tắc ruột với những món ăn nhiều chất xơ, các bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi nên lưu ý về thời điểm ăn, bởi nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, nhiều nhựa dễ bị kết tủa, làm dính các sợi xơ thực vật, dễ tạo thành khối bã rắn chắc.

Vì vậy, nguyên tắc khi sử dụng các loại thực phẩm dễ gây chứng tắc ruột là cần ăn ổi, hồng ngâm khi đã no, không sử dụng khi đói.

Món măng cần nấu kỹ, nhừ, nhai kỹ khi ăn. Việc uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ngày), tăng cường vận động giúp ruột được lưu thông tốt hơn cũng là biện pháp hữu hiệu. Chế độ ăn bổ sung các loại rau xanh, mềm, có độ nhớt như: rau đay, mùng tơi, đậu bắp… giúp hệ tiêu hoá lưu thông thuận lợi.

Tắc ruột non là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, tuy nhiên nếu được chẩn đoán và can thiệp trong vòng 24 giờ đầu tiên thì tiên lượng tốt, còn trường hợp chậm xử lý thì khả năng phục hồi của ruột sau điều trị càng kém.

Nguy hiểm hơn, việc xử trí muộn có thể gây mất nước, mất điện giải, hạ huyết áp, trụy mạch sớm, biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân và có thể dẫn tới cả tử vong.

Đọc thêm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (52 tuổi, ở Thanh Hóa) với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi, theo dõi xơ gan.
Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách

TTTĐ - Mùa hè nắng nóng, mọi người thường hay tự pha chế nước uống từ các loại thực phẩm có tính mát như atisô, đậu đen, nước gạo lứt rang, rễ các loại cây, nhân trần, nụ vối… để giải nhiệt. Mặc dù lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu dùng tùy tiện, thiếu khoa học có thể gây hại cho gan.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh

TTTĐ - Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu

TTTĐ - Nấu cỗ lưu động đang rất hút khách trong thời buổi này. Từ tiệc tân gia, chúc thọ, đến cưới hỏi, thôi nôi, đám giỗ... phần đông người dân đều chọn giải pháp thuê nấu ăn bởi sự thuận tiện, nhanh gọn của loại hình dịch vụ này.
Cách chọn rau quả trái vụ an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn

TTTĐ - Những năm trở lại đây, người ta có thể thưởng thức một loại quả mà không cần phải chờ đợi đến vụ mùa chính thức mà vẫn có thể mua được những khi trái vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi có loại không đảm bảo chất lượng thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.
Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại

TTTĐ - Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... Tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Cơm bụi sinh viên: Tiện lợi nhưng có thể đánh đổi bằng sức khỏe Sức khỏe

Cơm bụi sinh viên: Tiện lợi nhưng có thể đánh đổi bằng sức khỏe

TTTĐ - Cơm bụi là lựa chọn quen thuộc của sinh viên Hà Nội bởi sự tiện lợi và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, vấn đề an toàn thực phẩm khi ăn cơm bụi luôn là mối lo ngại của nhiều người.
Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa

TTTĐ - Dị ứng sữa là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường chủ quan trước tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ.
Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2884/KH-SYT ngày 25/6 về việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Xem thêm