Tag

"Nguyên tắc vàng" trong chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Chung tay vì an toàn thực phẩm 27/07/2023 13:38
aa
TTTĐ - Ở người cao tuổi, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ là rất cao. Do đó, người cao tuổi cần chế độ ăn uống hợp lý, cân đối cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi.
Nhiều hoạt động hưởng ứng 82 năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam Hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama Hà Nội đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí đóng BHYT cho người cao tuổi Gia tăng trường hợp phụ nữ mang thai, người cao tuổi nhập viện vì sốt xuất huyết

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Huyền, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: "Cơ thể chúng ta trải qua một số thay đổi khi chúng ta già đi, điều này có thể làm giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

Tuy nhiên, dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục có thể giúp người cao tuổi duy trì lối sống lành mạnh và ngăn ngừa hoặc điều trị một số bệnh liên quan đến tuổi tác.

Duy trì sức khỏe tốt đòi hỏi một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Người cao tuổi cần ít calo hơn người trẻ nhưng cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, bao gồm protein, canxi, vitamin D và vitamin B12".

Dinh dưỡng hoạt động thể lực cho người cao tuổi
Dinh dưỡng hoạt động thể lực cho người cao tuổi

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cần ăn nhiều loại thức ăn, đa dạng thực phẩm. Người lớn tuổi nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm từ nhiều loại chế độ ăn uống, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh. Chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo người cao tuổi nhận được đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Một số người lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc nhận tất cả các chất dinh dưỡng họ cần chỉ từ thực phẩm. Người cao tuổi nên tham khảo vấn đề sức khỏe với bác sỹ về việc có cần bổ sung thêm các Vitamin và khoáng chất như vitamin D, canxi hoặc B12.

Người cao tuổi nên sinh hoạt điều độ, ăn, ngủ đúng giờ, cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn; Nên chế biến các món hấp, luộc thay thế các món rán, nướng và thường xuyên thay đổi thực đơn, tránh đơn điệu; Cần chú ý các món ăn mềm, thái nhỏ hầm kỹ, các món canh chất lượng dễ tiêu.

Người già cần chú ý không nên ăn quá no, nhất là vào buổi tối vì khi nằm, dạ dày căng to sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim; Sau khi ăn xong, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút nhằm giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn để chuyển xuống ruột non dễ dàng hơn.

Nhu cầu năng lượng ở người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Nhu cầu về năng lượng ở người cao tuổi là từ 1700-1900 kcal/người/ngày. Do đó, người cao tuổi cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để giữ cân nặng ổn định, không để béo phì, chỉ số BMI từ 18,5-22,9.

Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp kích thích nhu động ruột, tránh táo bón - căn bệnh người già hay mắc phải. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết các chất bổ béo thừa đẩy ra theo phân, giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm giàu các loại Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, cà chua, bưởi… Ngoài ra, các loại thực phẩm: cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm cũng có thể bổ sung vitamin C và vitamin D.

Đặc biệt, người cao tuổi cấn uống đủ 1,5 đến 2 lít nước/ngày, nên chủ động uống nước không chờ khát mới uống; Có thể uống nước trà xanh hay các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen… Mất nước là một vấn đề phổ biến ở người cao niên, dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Người cao niên nên cố gắng uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày và hạn chế đồ uống có đường.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Natri, đường và chất béo có hại, đều có nhiều trong các bữa ăn chế biến sẵn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe lớn tuổi. Người cao tuổi nên tiêu thụ ít thực phẩm chế biến sẵn và chọn thực phẩm bổ dưỡng như thực phẩm tươi, nguyên chất.

Người già cũng nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, nước ngọt có gas, không nên dùng chất béo có nguồn gốc từ động vật, mỡ, da, nội tạng động vật... ; Hạn chế rượu, bia, các chất kích thích cà phê, trà đặc... để tránh nguy cơ đột quỵ.

Người già nên hạn chế sử dụng thức ăn đóng gói sẵn mà nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

Theo một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở các quần thể dân cư có tập quán ăn mặn thì tỉ lệ người bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với các quần thể dân cư có tập quán ăn nhạt hơn.

Do đó, người cao tuổi không nên ăn mặn, tổng lượng muối nên dùng <5g>

Những thực phẩm như mì ăn liền, đồ chế biến sẵn, đồ khô... lượng dinh dưỡng và vitamin thấp, dễ gây thiếu chất cho người già. Hệ tiêu hoá của người già thường yếu, vì vậy không nên ăn các thực phẩm đông lạnh để phòng bệnh về đường ruột. Thêm nữa thực phẩm đông lạnh cũng không tốt cho hệ tim mạch của người già.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục là điều cần thiết cho quá trình lão hóa khỏe mạnh. Người cao tuổi nên đặt mục tiêu ăn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng bao gồm nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm khác nhau.

Cùng với đó là kết hợp tập thể dục, rèn luyện sức mạnh, bài tập thăng bằng và bài tập linh hoạt vào thói quen hàng ngày.

Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong Top 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay rất quan trọng.

Để cải thiện sức khỏe người cao tuổi cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bên cạnh đó giúp họ giữ tinh thần thoải mái đồng thời duy trì vận động vừa sức, phù hợp với lứa tuổi để làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ lâu hơn.

"Bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục, người cao tuổi có thể duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần, ngăn ngừa hoặc kiểm soát một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác, đồng thời tận hưởng lối sống hạnh phúc và năng động", cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Huyền, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chia sẻ.

Đọc thêm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Những loại thực phẩm tự nhiên bổ sung collagen Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại thực phẩm tự nhiên bổ sung collagen

TTTĐ - Ngoài việc đầu tư tốn kém cho các sản phẩm dưỡng da, thực phẩm chức năng bổ sung collagen, các chị em có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu collagen tự nhiên ngay trong chế độ ăn hàng ngày.
Những loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận

TTTĐ - Các bệnh nhân bị mắc sỏi thận thường do chế độ ăn uống không lành mạnh, uống ít nước, ăn thực phẩm chứa nhiều axit uric, axit oxalic…
Xem thêm