Những loại thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh xương khớp
Vì sao bệnh xương khớp thường nghiêm trọng hơn vào mùa đông
Thực tế, phần lớn bệnh nhân xương khớp cho biết, tình trạng bệnh, đặc biệt là triệu chứng đau nhức, tê mỏi thường nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, ví dụ như: Mưa lạnh, thời tiết chuyển mùa, lạnh vào ban đêm và sáng sớm…
Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là đông sang xuân là khoảng thời gia "ám ảnh" của những người mắc bệnh khớp bởi tình trạng đau nhức, tê cứng, khó vận động tại khớp tăng lên. Nguyên nhân là do khi thời tiết chuyển lạnh, không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da và làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị thương tổn, gây nên đau nhức cho người bệnh.
Khi trời lạnh, mọi triệu chứng đau nhức xương khớp tại nhiều vị trí trên cơ thể đều nặng hơn, đặc biệt tập trung ở khớp bị tổn thương trước đó hoặc đang mắc bệnh lý như: Xương cột sống, xương khớp gối, xương cổ, xương vai, xương thắt lưng, bàn tay...
Tình trạng này thường nghiêm trọng nhất vào ban đêm hoặc sáng sớm do lúc này thời tiết lạnh nhất. Ngoài việc vận động phù hợp, người bị bệnh xương khớp cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo trong mùa lạnh.
![]() |
Các loại ngũ cốc tốt cho người bị xương khớp |
BS. Luyện Trung Kiên, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, để phòng bệnh xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi, mọi người nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi một người. Người già cần có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức.
Ngoài ra, mọi người nên duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp.
Bên cạnh các biện pháp phòng bệnh không dùng thuốc hiện nay còn có các thuốc phòng và chữa thoái hóa khớp hiệu quả như glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, diacerin, piascledine…
Tuy nhiên, bác sĩ Kiên cũng khuyến cáo, trong đợt tiến triển của thoái hóa khớp bệnh nhân đau nhiều cần phải dùng các biện pháp giảm đau, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín, có bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp để được kê đơn thuốc giảm đau đúng chỉ định hoặc tiêm chống viêm nội khớp, tránh việc dùng các thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc và lạm dụng thuốc giảm đau.
Người già bị thừa cân béo phì sẽ gây áp lực cho xương khớp khiến khớp quá tải và dễ thoái hóa. Do đó, người cao tuổi nên kiểm soát cân nặng hợp lý để bảo vệ khớp. Nếu đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, bệnh nhân cần cố gắng giảm cân bằng việc tham gia các hoạt động thể chất và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Gia đình cần xây dựng chế độ ăn khoa học cho người cao tuổi như tiết giảm các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, chè, mứt, trái cây quá chín ngọt như xoài, nhãn, vải, các loại thức uống ngọt ; tránh xa rượu và thuốc lá; bảo đảm bổ sung những chất chống lão hóa như vitamin E, vitamin A, canxi, vitamin C, vitamin D và các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium…
Khi thời tiết chuyển lạnh, người cao tuổi cần tăng cường giữ ấm cơ thể ở các vị trí như: Cổ, ngực, tay, chân. Trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như: Khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…
Bên cạnh chế độ ăn uống và luyện tập, người cao tuổi cần xây dựng thói quen khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần; đặc biệt, nên đi khám ngay khi có triệu chứng đau, hạn chế vận động xương khớp và cần tái khám định kỳ hàng tháng với các bệnh như: gút, viêm khớp dạng thấp... để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ dính khớp (không hồi phục được), các tổn thương lan rộng khó kiểm soát và tránh bỏ qua giai đoạn có thể can thiệp.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người xương khớp
Trong đó, các loại ngũ cốc và rau xanh là thực phẩm "vàng" cho xương khớp. Đậu là một bổ sung tuyệt vời cho các bữa ăn với nguồn cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời để đảm bảo cơ bắp khỏe mạnh.
Ngoài ra, thực đơn hàng ngày, người bị bệnh xương khớp có thể bổ sung các loại hạt như hạt thông, hạnh nhân, óc chó… giàu dinh dưỡng, protein, canxi, kẽm, magie, vitamin E, chất xơ, protein và axit alpha linolenic giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm vững chắc hệ xương.
![]() |
Người mắc bệnh xương khớp cần chú ý chế độ ăn hợp lý |
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C và canxi để đảm bảo xương chắc khỏe. Bông cải xanh cũng là một nguồn cung cấp sulforaphane tuyệt vời, giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp.
Các loại thực phẩm có họ allium cùng với tỏi như hành tây, tỏi tây cũng có tác dụng giảm sự khởi phát của viêm xương khớp.
Các loại quả mọng như quả đào, việt quất, dâu tây, mâm xôi… giúp giảm sự xuất hiện của các triệu chứng đau đớn liên quan đến bệnh gút, một dạng viêm khớp ở bàn chân. Các loại quả này cũng chứa anthocyanin, hoạt động như chất chống viêm, rất tốt cho người bệnh khớp.
Các loại cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá thu là những thực phẩm chứa axit béo omega-3. Vai trò của axit béo trong việc kiềm chế viêm cho thấy chúng có thể giúp điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.
Dầu ô liu nguyên chất chứa chất béo có lợi cho tim và đặc tính chống viêm giúp giảm hoặc ngăn ngừa đau khớp. Chúng ta có thể thay dầu ăn thông thường hay bơ bằng dầu ô liu khi nấu ăn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế cảnh báo về viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm nghi gây ngộ độc ở TP HCM

Điều tra nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Tuệ Đức

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm

Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì?

Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử

Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng

TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố"

Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện
