Tag

Những quan điểm sai lầm trong chế độ ăn uống của người tiểu đường

Chung tay vì an toàn thực phẩm 12/08/2024 13:00
aa
TTTĐ - Người bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, mức cholesterol trong máu.
Chế độ ăn uống sai của bệnh nhân tiểu đường dễ gây biến chứng Không phát hiện bệnh sớm, sản phụ hôn mê do tiểu đường Tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường dẫn đến biến chứng phổi Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường

Nguy cơ biến chứng cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh đái tháo đường hay có tâm lý sợ tăng đường huyết dẫn quan điểm sai lầm khi kiêng tuyệt đối tinh bột, bỏ cơm thậm chí áp dụng chế độ ăn kiêng quá mức, bỏ bữa.

Tuy nhiên, hành động này sẽ gây thiếu hụt đường huyết rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nặng nề.

Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu của người bệnh từ 70mg/dL trở xuống.

Những quan điểm sai lầm trong chế độ ăn uống của người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần cân đối các loại chất bột, đường, chất đạm, chất béo

Người bệnh thường ăn kiêng chất bột đường. Trong khi chất dinh dưỡng này là nguồn cung cấp glucose chính của cơ thể. Nếu không ăn đủ, lượng đường trong máu có thể giảm xuống.

Điều này đặc biệt có thể xảy ra nếu người bệnh giảm lượng tinh bột nạp vào nhưng không điều chỉnh thuốc phù hợp.

Trong trường hợp người bệnh dùng insulin hoặc thuốc uống cho bệnh đái tháo đường mà ăn bữa ăn muộn hơn dự định hoặc bỏ bữa hoàn toàn có thể dẫn đến hạ đường huyết.

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, carbohydrate vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính yếu.

Khi vào cơ thể, dưỡng chất này trải qua nhiều bước chuyển hóa sau cùng tạo thành glucose là “nhiên liệu” để cơ thể hoạt động. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến lượng đường huyết của bệnh nhân sau bữa ăn.

Theo các chuyên gia, năng lượng do nhóm đường bột cung chiếm chiếm từ 50 - 60% tổng số năng lượng trong ngày. Mỗi gram carbohydrate trung bình sẽ cung cấp khoảng 4 calo, bằng năng lượng của 1 gram protein, trong khi với 1 gram lipid con số này sẽ là 9 calo.

Do đó, người bệnh tiểu đường nên chia đều các loại thực phẩm giàu carbohydrate trong ngày để vẫn có thể duy trì năng lượng mà không gây ra vấn đề gia tăng đường huyết.

Carbohydrate tồn tại dưới nhiều dạng như: cơm, mì, nui, bún, phở, bánh mì, khoai, trái cây, sữa không béo, nước ngọt, kẹo, nước mía, mứt…

Đối với người bệnh đái tháo đường, bệnh nhân chỉ nên dùng những thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt, cơm gạo lứt hay cơm trắng, bánh mì, yến mạch, hạt quinoa, khoai lang, ngô, sữa bò hoặc sữa hạt, táo, dâu tây, đào, mận, lê, bông cải xanh, súp lơ, cần tây, cà rốt, đậu xanh, đậu lăng, đậu thận…

Không ít người bệnh tiểu đường lầm tưởng chất béo gây hại cho sức khỏe nên đã loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn.

Trên thực tế, chất béo bổ sung nhiều loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp, giúp vận chuyển nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), đồng thời tham gia vào nhiều quá trình sản xuất hormone quan trọng (12). Do đó, chất béo vẫn nên có mặt trong thực đơn hằng ngày của mỗi người, kể cả bệnh nhân tiểu đường.

Cân đối các loại chất bột, đường, chất đạm, chất béo

Quản lý lượng đường trong máu để duy trì mức đường huyết phù hợp là một trong những biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý lượng đường trong máu.

Mặc dù không có một chế độ ăn uống phù hợp cho tất cả các bệnh nhân đái tháo đường vì tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng bệnh lý đi kèm, nhưng việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, toàn phần là rất quan trọng.

Khám sàng lọc miễn phí bệnh đái tháo đường tại huyện Mê Linh.
Khám sàng lọc miễn phí bệnh đái tháo đường tại huyện Mê Linh, Hà Nội

Tuy nhiên thay vì ăn kiêng không khoa học, người mắc bệnh cần đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể theo như khuyến cáo và cân đối các chất sinh năng lượng (chất bột, đường, chất đạm, chất béo).

Việc cân đối trong ăn uống giúp duy trì đường huyết ổn định trong ngày, tránh hạ đường huyết khi xa bữa ăn hoặc tăng đường huyết quá mức sau ăn.

Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường không nên bỏ bữa và ăn kiêng bỏ các chất bột, đường mà nên ăn tối thiểu 3 bữa/ngày, có thể thêm 1-3 bữa tùy tình trạng đường huyết và bệnh lý kèm theo.

Do đó, thay vì nhịn ăn, người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%) hoặc các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, gạo lật nảy mầm, bánh mỳ nâu, khoai, ngô luộc, rau xanh…

Mỗi bữa ăn cần cân đối cả đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) và thực vật (gạo, đậu phụ, đậu, đỗ các loại…) nên hạn chế đạm, khi có suy thận.

Về lượng rau xanh và hoa quả theo khuyến nghị mỗi ngày cung cấp vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể, ngưởi tiểu đường nên ăn 1 bát rau/bữa; hoa quả ít ngọt: 80 - 100g/lần x 1-2 lần/ngày.

Các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp… vì chứa nhiều đường, nhiều chất béo và muối. Do đó, người tiểu đường nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế hoặc bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

Đặc biệt khi có bệnh mãn tính khác như: Tim mạch, bệnh thận… cùng với đái tháo đường, người bệnh nên cố gắng thực hiện khẩu hiệu giảm muối: “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn”.

Ngoài ra, bệnh nhân cần uống nước lọc, nước khoáng … thay vì các loại nước ngọt, nước đóng chai, nước hoa quả.

Đọc thêm

Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu i ốt và vi chất dinh dưỡng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu i ốt và vi chất dinh dưỡng

TTTĐ - Ngày 11/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Ẩn họa sau những món ăn hấp dẫn ở cổng trường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ẩn họa sau những món ăn hấp dẫn ở cổng trường

TTTĐ - Gần đây, thực phẩm bẩn đang trở thành mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của học sinh tại nhiều trường học. Từ những món ăn chiên rán, xiên que, bánh mì, cho đến các loại nước giải khát, tất cả đều có một điểm chung: những món ăn này không rõ nguồn gốc xuất xứ và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
TP Hồ Chí Minh tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

TP Hồ Chí Minh tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trường học

TTTĐ - Thời gian tới, Đoàn liên ngành do Sở Giáo dục Đào tạo và Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh phối hợp sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra các bếp ăn, căng tin trong trường học trên địa bàn thành phố.
Ngộ độc thực phẩm: Quà vặt không phải chuyện vặt Sức khỏe

Ngộ độc thực phẩm: Quà vặt không phải chuyện vặt

TTTĐ - Sự việc tại Trường Trung học cơ sở Bình Minh (huyện Thanh Oai) thông tin có nhiều em học sinh có triệu chứng ngộ độc thực phẩm khi uống nước không rõ nguồn gốc được phát miễn phí tại cổng trường. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh về thực phẩm bán rong tràn lan.
Quà vặt, đồ uống phát miễn phí cổng trường không còn là chuyện "vặt" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quà vặt, đồ uống phát miễn phí cổng trường không còn là chuyện "vặt"

TTTĐ - Sự cố nhiều em học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường cùng hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến quà vặt cổng trường xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây khiến nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng cho sức khoẻ của thế hệ tương lai.
Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí

TTTĐ - Chiều 1/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có báo cáo chính thức gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về vụ việc một số học sinh trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc sau khi uống nước được phát miễn phí ở cổng trường.
Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ

TTTĐ - Trước thông tin một số học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường, sáng 1/10, ngành Giáo dục gửi cảnh báo đến các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý học sinh, tuyên truyền nhắc nhở các em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ.
Xác minh sự cố học sinh nhập viện sau khi uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xác minh sự cố học sinh nhập viện sau khi uống nước miễn phí

TTTĐ - Sáng 1/10, theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, ngay sau khi có thông tin sự cố an toàn thực phẩm của một số học sinh Trường THCS Bình Minh (Huyện Thanh Oai, Hà Nội), Chi cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn điều tra, giám sát có kết quả ban đầu.
Uống nước đúng cách: Việc đơn giản nâng cao sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

Uống nước đúng cách: Việc đơn giản nâng cao sức khỏe

TTTĐ - Nước chiếm khoảng 70% trong lượng cơ thể, do đó việc uống nước mỗi ngày là "một phần tất yếu" của cuộc sống. Tuy nhiên, cách uống nước sao cho khoa học góp phần nâng cao sức khoẻ là điều nhiều người chưa ý thức rõ.
Công bố 39 cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Công bố 39 cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố danh sách 39 cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Xem thêm