Tag

Tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ xây dựng văn hóa người Hà Nội

Văn hóa 19/02/2024 20:28
aa
TTTĐ - Ngày 19/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
Báo chí phát huy vai trò, tạo động lực phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội Nét văn hóa Hà Nội phát huy trên vùng đất Đạ Tẻh Để văn hóa Hà Nội kết tinh và tỏa sáng…

Nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa

Chỉ thị nêu rõ, Đảng bộ Hà Nội luôn xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được cụ thể hóa trong Chương trình công tác lớn của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp, được xác định là khâu đột phá của Chương trình số 06-CTr/TU (nhiệm kỳ Đại hội XVII).

Hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp; ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch, đề án… gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua lớn như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người tốt việc tốt”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…

Tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ xây dựng văn hóa người Hà Nội

Nhiều sáng kiến, mô hình hay đem lại kết quả đáng ghi nhận, như: Xây dựng phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch”; “Thanh niên làm theo lời Bác”, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô “Tiên tiến, sáng tạo, đoàn kết, kỷ cương, giữ gìn môi trường, thanh lịch, nhân ái”; xây dựng “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”…

Tuy nhiên, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, bền vững, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.

Ngoài nguyên nhân khách quan như tác động của mặt trái cơ chế thị trường, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, sự gia tăng dân số cơ học... thì nguyên nhân chủ quan về nhận thức, việc tổ chức triển khai chưa quyết liệt, đồng bộ; một bộ phận người dân Thủ đô còn xem nhẹ giá trị văn hóa, tính nhân văn - giá trị cốt lõi trong xây dựng nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh…

Chú trọng định hướng cho thế hệ trẻ trên nền tảng số

Chỉ thị nhấn mạnh, sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội toàn TP tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 9 nhiệm vụ chủ yếu.

Trong đó, quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả đường lối, quan điểm trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021): “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên; đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh; thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới; kịp thời tuyên dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các hành vi ứng xử đẹp của người dân Thủ đô; linh hoạt, sáng tạo các hình thức tuyên truyền phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt chú trọng đến việc định hướng cho thế hệ trẻ Thủ đô, nhất là trên môi trường không gian mạng và các ứng dụng trên nền tảng số…

Tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ xây dựng văn hóa người Hà Nội
Thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh đặc biệt trong gia đình và thế hệ trẻ

Tập trung bồi đắp giá trị gia đình

Chỉ thị cũng nhấn mạnh, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Do đó, cần tập trung xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng để khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội; đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô thanh lịch, văn minh.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống…cho thế hệ trẻ Thủ đô; đề cao giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường; nghiên cứu đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy trong hệ thống các trường ở Thủ đô…

Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh; xây dựng và gương mẫu thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa liêm chính để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu trở thành tấm gương chuẩn mực trong ứng xử, phát ngôn, giao tiếp tại công sở, gia đình, nơi cư trú và nơi công cộng…

Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Thủ đô phải nêu gương trong giao tiếp, ứng xử, tận tâm phục vụ Nhân dân, trong thực thi công vụ, mẫu mực trong gia đình và cộng đồng nơi cư trú, góp phần lan tỏa các giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đến với người dân Thủ đô; thực hiện tốt nếp sống văn hóa nơi công sở gắn với xây dựng văn hóa tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Nghiên cứu, đề xuất, thực hành các sáng kiến, giải pháp tạo lập môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh, nhân văn, sáng tạo; xây dựng, phát huy hiệu quả “văn hóa trên môi trường số”, khai thác tốt các giá trị truyền thống hướng tới mục tiêu xây dựng “công dân số”, “công dân toàn cầu”;

Cùng đó, thúc đẩy tái thiết đô thị đồng bộ, không chỉ kiến tạo những không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, không gian văn hóa sáng tạo, điều kiện để tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao chuyên nghiệp mang tầm vóc khu vực và quốc tế, mang đặc trưng của Thủ đô mà còn tạo nên hạ tầng, các điều kiện hỗ trợ người dân tương tác, thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh…

Thể chế hoá trách nhiệm trong thực hiện Chỉ thị

Thành uỷ giao Đảng đoàn HĐND TP chỉ đạo Thường trực HĐND TP, các Ban HĐND TPrà soát, tham mưu cơ chế, chính sách; quan tâm bố trí nguồn lực đảm bảo cho công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Thể chế hoá trách nhiệm; tăng cường đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nội dung Chỉ thị trên địa bàn toàn TP.

Ban Cán sự Đảng UBND TP lãnh đạo UBND TP chỉ đạo, cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới với phương châm: cụ thể, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện; Xây dựng Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai, bố trí nguồn lực thực hiện Chỉ thị;Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình, kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.

Các cấp ủy trực thuộc Thành ủy, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, các sở, ban, ngành TP ttổ chức tuyên truyền, quán triệt, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Chỉ thị, để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu và nghiêm túc thực hiện; tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện các tiêu chí cho phù hợp với ngành mình, cấp mình.

Cấp ủy và hệ thống chính trị cơ sở kiên trì vận động, hướng dẫn các khu dân cư, các gia đình tự giác thực hiện Chỉ thị; xây dựng, nhân rộng các mô hình “Khu dân cư văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa”…

Đọc thêm

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô Văn hóa

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu của chúng ta đã ra đi về thế giới người hiền, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và Nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...
Chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng Văn học - Nghệ thuật

Chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

TTTĐ - Lấy cảm hứng từ chính sách "Ngoại giao cây tre" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nghệ nhân Bùi Văn Tự đã tạo ra tác phẩm "Cây tre Việt Nam" để tưởng nhớ nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng.
Khắc sâu lời dạy của Tổng Bí thư về sáng tác và tuyên truyền Văn hóa

Khắc sâu lời dạy của Tổng Bí thư về sáng tác và tuyên truyền

TTTĐ - Từng vinh dự được biểu diễn phục vụ và lắng nghe những lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn luôn cố gắng phát huy vai trò của Đảng viên, nhạc sĩ, sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc tuyên truyền về Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước bằng sự giản dị, chân thành và mang đậm hơi thở cũng như góc nhìn riêng của thế hệ trẻ.
Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước Văn hóa

Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước

TTTĐ - Suốt những năm qua, những chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều là "kim chỉ Nam" cho từng bước tiến, từng giai đoạn của đất nước, bao trùm mọi lĩnh vực, ngành nghề. Tập hợp những cuốn sách Tổng Bí thư để lại cho đời cho thấy tình cảm sâu nặng, suốt đời vì dân vì nước, cống hiến tận tâm tận lực của đồng chí.
Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết Văn hóa

Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết

TTTĐ - Với vai trò là "người dẫn đường" cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, suốt những năm qua, với tầm nhìn sâu rộng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra những đường lối về phát triển văn hóa, phát triển con người để đất nước ta vươn mình, khẳng định vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Tôn vinh nghề sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết Giải trí

Tôn vinh nghề sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết

TTTĐ - TikTok Shop ra mắt chương trình "Nghề Chủ Chốt" với sự tham gia của 10 Affiliate Creator nổi bật cùng với những câu chuyện hậu trường lần đầu được "bật mí", mang đến góc nhìn mới và toàn diện hơn về nghề sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết.
Hoãn chương trình nghệ thuật “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” Điện ảnh - Âm nhạc

Hoãn chương trình nghệ thuật “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”

Ban Tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” thông báo, chương trình dự kiến diễn ra vào tối 19/7 tại Kỳ đài bờ Bắc - Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương tỉnh Quảng Trị sẽ được hoãn vì lý do kỹ thuật.
Khởi động cuộc thi “Thiết kế National Costume” chủ đề “My Vietnam” Thời trang - Làm đẹp

Khởi động cuộc thi “Thiết kế National Costume” chủ đề “My Vietnam”

TTTĐ - Ban Tổ chức Mister Vietnam thông báo tổ chức tuyển chọn “Thiết kế National Costume” dành cho các đại diện Việt Nam sẽ tham gia các cuộc thi dành cho nam lớn nhất thế giới với những giải thưởng hấp dẫn.
Tái hiện chuyện tình giữa công chúa nhà Nguyễn và thương nhân Nhật Bản Văn hóa

Tái hiện chuyện tình giữa công chúa nhà Nguyễn và thương nhân Nhật Bản

TTTĐ - Mới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã công diễn kịch kể chuyện âm nhạc đặc biệt opera “Công nữ Anio”. Câu chuyện tình yêu của công chúa Ngọc Hoa và chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro một lần nữa khiến khán giả xúc động.
Mỗi địa phương phải xác định được sản phẩm công nghiệp văn hoá Văn hóa

Mỗi địa phương phải xác định được sản phẩm công nghiệp văn hoá

TTTĐ - Phát triển công nghiệp văn hoá là nội dung phụ thuộc lớn vào quyết tâm của người đứng đầu và cách thức tổ chức thực hiện. Các địa phương cần rà duyệt kỹ, ít nhất xác định được 1 sản phẩm du lịch và sự kiện về công nghiệp văn hoá trên địa bàn.
Xem thêm