Trẻ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không nên ăn những loại thực phẩm nào ?
Trước khi tiêm vắc xin, cha mẹ nên cho trẻ biết về những cảm giác châm chích của mũi tiêm ngừa. Trẻ nên ăn đủ bữa trước khi đi tiêm ngừa, nên tránh những món mà trẻ bị dị ứng trước đó.
Trong khi chờ tiêm có thể cho trẻ uống nước lọc, ăn nhẹ. Chú ý không nên cho trẻ ăn quá no vi có thể dẫn tới khó chịu, khó thở nhưng tuyệt đối không để bụng đói vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nhất là với những trẻ sợ tiêm.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi |
Trước và sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh chú ý không nên cho trẻ uống hay ăn các loại thực phẩm có chứa caffein (như trà, cà phê, sôcôla, nước tăng lực…).
Vì caffein trong các loại thực phẩm này có thể gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn, khó chịu dạ dày hay nôn ói, đau đầu từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêm ngừa của trẻ.
Trẻ có thể gặp các phản ứng như đau nhức chỗ tiêm, sốt, đau nhức cơ, ớn lạnh, mệt mỏi… Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối là phù hợp với tình trạng của trẻ lúc này.
Phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) và đa dạng các loại thực phẩm. Tùy vào tình trạng của trẻ sau tiêm cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn phù hợp như các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa (súp, cháo, sữa…).
Sau khi tiêm vắc xin, trẻ thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là việc rất cần thiết. Do đó, cần uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt hơn để cung cấp đủ ôxy cho các tế bào, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Lượng nước trung bình nên cung cấp cho cơ thể khoảng 2 - 3 lít/ngày. Trong đó, 20% nước đến từ thức ăn và 80% còn lại được bổ sung qua đường uống.
Nước lọc là thành phần quan trọng không thể thiếu. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra có thể uống nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối...
Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối là cần thiết. Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh và trái cây, các lợi khuẩn đường ruột.
Thêm nữa, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, B2, B6, B12, folic acid và các khoáng chất như sắt, selenium, kẽm. Nên tránh các loại thực phẩm chứa béo bão hòa hay thức ăn chiên, xào… gây khó tiêu.