Tag

Ăn quả vải có thực sự bị "nóng" ?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 13/06/2023 15:33
aa
TTTĐ - Năm nay vải thiều được mùa, nhiều người rất thích ăn thứ quả ngọt đậm, mọng nước này. Tuy nhiên, không ít người lo ngại vải có hàm lượng đường cao lại dễ gây "nóng", da nổi mụn...
Chắp cánh cho vải thiều Việt Nam "bay xa" Vải thiều Việt Nam bán tại Úc với giá đến 600 nghìn đồng/kg Vải thiều Lục Ngạn, na dai Lục Nam “về dự” Đại hội Đoàn Xây dựng thương hiệu vải thiều Thanh Hà hướng đến các thị trường “khó tính”

BS Tạ Tùng Duy - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: Quả vải chủ yếu là nước (chiếm 82%) và carbs (16.5%). Trong 100 gram quả vải thiều tươi có các chất dinh dưỡng: Calo: 66; Carbs: 16.5 gram; Chất đạm: 0.8 gram; Đường: 15.2 gam; Chất béo: 0.4 gam; Chất xơ: 1.3 gram.

Ngoài ra, quả vải giàu vitamin và các loại khoáng chất, bao gồm: Vitamin C, kali, đồng... Trong trái vải còn chứa epicatechin và rutin. Những thành phần này góp phần phòng chống các bệnh mãn tính, kháng viêm, kiểm soát huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, loại bỏ gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ đột quỵ…

Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng.
Vải thiều là một trong những loại quả có tính nóng

Bên cạnh đó, quả vải thiều còn chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa khác nhau. Thực tế cho thấy, hàm lượng polyphenol chống oxy hóa của quả vải có tỷ lệ cao hơn so với một số loại trái cây thông thường khác.

Nhiều người hay truyền tai nhau thông tin ăn vải sẽ bị viêm não Nhật Bản. Trước thông tin này, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã cho biết, đây chỉ là tin đồn suy đoán, không chính xác và không có căn cứ khoa học. Thông tin suy diễn này bắt nguồn từ sự trùng lặp thời điểm mùa vải và mùa bệnh viêm não Nhật Bản. Mùa vải thường diễn ra vào tháng 6-7 trùng hợp vào tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản.

Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên là các loài sống hoang dã như chim, một số loài bò sát và các loài động vật có xương sống - nơi virus nhân lên, lưu trữ lâu dài trong tự nhiên và phát tán tới vật nuôi gần người, đặc biệt là lợn, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê… từ đó truyền sang người. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt.

Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu sinh sản ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng nên thường gọi là muỗi đồng ruộng. Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, phát triển vào những tháng mùa hè, nóng lắm, mưa nhiều.

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Do đó, việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản.

BS Tạ Tùng Duy - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam khuyến cáo: "Đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Đối với phụ nữ có thai, trẻ em nên ăn 3-4 quả/lần. Mọi người nên chú ý chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, "say vải", ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt".

Ngoài ra, người tiểu đường nên hạn chế ăn quả vải vì trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza. Nếu người bị tiểu đường ăn nhiều vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này không có lợi cho những người bị đái tháo đường.

Vải có thể gây dị ứng, do vậy, nếu chúng ta ăn quá nhiều trái vải có thể gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể và phát sinh các triệu chứng dị ứng như: Suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, khó thở, chóng mặt và buồn nôn.

Vải là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, lượng đường cao trong quả vải khi đi vào cơ thể có thể khiến da bị rôm sảy, mụn nhọt; Thậm chí có trường hợp dẫn tới những phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn…

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, chắp lẹo ở mắt… cũng nên hạn chế tối đa ăn vải.

Những người béo phì ăn nhiều vải sẽ khó kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, khiến bệnh ngày càng thêm trầm trọng. Một số phụ nữ có thai thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị đái tháo đường hoặc thừa cân nên hạn chế ăn vải thiều.

Đọc thêm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Xem thêm