Tag

Bảo quản thực phẩm đúng cách mùa nắng nóng

Chung tay vì an toàn thực phẩm 24/05/2023 15:36
aa
TTTĐ - Nhiều người nội trợ tại Việt Nam thường có thói quen tích trữ thực phẩm để dùng cho nhiều ngày. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus gây bệnh đường ruột phát triển, đây cũng là thời điểm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Phòng tránh nguy cơ mất an toàn thực phẩm tiệc liên hoan cuối năm học

Đi chợ một lần… ăn cả tuần

Từ nhiều năm nay, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chị Lê Mai Hoa (Long Biên, Hà Nội) có thói quen đi chợ một lần dùng cho cả tuần. Chị Hoa cho biết: “Mình tính số ngày và luôn mua đủ luôn cả rau, thịt cá. Thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, ít phải lên cơ quan nên mình cẩn thận làm sạch, sơ chế các loại rau củ cất vào hộp riêng. Tuy nhiên, khi cuộc sống trở lại bình thường mình vẫn giữ thói quen đi chợ một lần cho cả tuần nhưng đôi khi quá vội, việc sơ chế không còn cẩn thận như trước”.

Bên cạnh đó, mùa thu đông thời tiết Hà Nội mát mẻ, việc bảo quản thực phẩm lâu hơn. Tuy nhiên, bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến thực phẩm nhanh bị hỏng, mốc.

Cần sơ chế cẩn thận thực phẩm
Cần sơ chế cẩn thận thực phẩm

“Nhiều hôm, mình thấy rau có phần hơi héo úa nhưng chưa đến ngày đi chợ mình vẫn cố nấu cho gia đình. Hậu quả, cả nhà mình suýt phải đi cấp cứu vì có các triệu trứng của ngộ độc thực phẩm”, chị Hoa kể.

Giống như chị Hoa, chị Phạm Hải (Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thói quen đi chợ một lần dùng cho nhiều ngày sau. Chị Hải cho biết, chị một nách hai con nhỏ, chồng đi làm xa không có người hỗ trợ nên để đỡ mất thời gian chị thưởng đi chợ một lần mua thực phẩm cho một tuần thậm chí hai tuần.

Tuy nhiên, không ít lần chị đã phải đổ bỏ vì thực phẩm bị hư hỏng. “Tưởng tiết kiệm nhưng mình thấy tốn kém hơn khi không biết bảo quản thực phẩm đúng cách. Đặc biệt mùa nắng nóng thực phẩm nhanh bị hư hỏng hơn”, chị Hải chia sẻ.

Tuân thủ các quy tắc vàng

Theo các chuyên gia, thời tiết nắng nóng là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc làm cho thức ăn nhanh hỏng, dễ bị ôi thiu, nếu không bảo quản cẩn thận. Thêm vào đó, khi nhiệt độ tăng cao cũng khiến sức khỏe con người bị giảm sút, nên khi tiếp xúc với thực phẩm nhiễm vi khuẩn sẽ dễ bị ngộ độc.

Thực phẩm cho vào tủ lạnh cần được đóng gói, bọc kín
Thực phẩm cho vào tủ lạnh cần được đóng gói, bọc kín

Để tránh ngộ độc thực phẩm do thói quen sinh hoạt hàng ngày, người dân nên tuân thủ một số quy tắc khi bảo quản thức ăn: Cần phải phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Để riêng thực phẩm chín và thực phẩm sống. Rau quả tươi phải được rửa sạch, để ráo nước mới được cho vào tủ lạnh.Tất cả thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh phải được gói kín hoặc để trong khay, hộp có nắp đậy kín. Thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh phải được đun sôi lại trước khi dùng. Đặc biệt cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm.

Riêng với các loại rau củ, không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Thay vào đó bạn hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước. Sau đó, bạn chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh.

Những thực phẩm đã được chế biến và còn thừa lại sau bữa ăn thì không nên để ngoài quá 2 giờ. Nó có thể bị nhiễm khuẩn và làm biến đổi thực phẩm gây ngộ độc khi sử dụng lại. Thay vào đó, hãy bỏ những thực phẩm còn thừa này vào từng hộp và giữ chúng ở trong tủ lạnh hoặc có thể đông lạnh nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản hơn.

Nếu bạn nghĩ rằng, thực phẩm mà bạn đang chuẩn bị sử dụng có thể đã bị ô nhiễm bạn hãy loại bỏ chúng đi. Điều quan trọng là bạn nên đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu.

Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, mọi người cần tập luyện thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc; không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia... giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Với vai trò người nội trợ, hãy là người thông thái trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để tránh nguy cơ ngộ độc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Đọc thêm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm