Tag

Lợi ích ngăn ngừa bệnh tật khi ăn tỏi sống thường xuyên

An toàn thực phẩm 12/08/2024 11:00
aa
TTTĐ - Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình. Ngoài cải thiện hương vị, ăn tỏi sống hàng ngày có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
Ăn tỏi sống cách nào "chuẩn" không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ? Công bố 39 cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu i ốt và vi chất dinh dưỡng Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh

Thành phần công hiệu của tỏi

Ngoài là một loại gia vị trong nhiều món ăn của người Việt, cả đông và tây y đều coi tỏi là một vị thuốc.

Theo đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, tiêu tích, giải độc và sát trùng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đinh độc, nấm tóc…

Lợi ích ngăn ngừa bệnh tật khi ăn tỏi sống thường xuyên
Tỏi vừa là gia vị vừa là một vị thuốc trong đông y và tây y

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.

Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%.

Tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang...

Ngoài ra, tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Thói quen ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ.

Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ hoạt chất ajoene. Theo các nhà khoa học, khoảng 600 – 1500mg chiết xuất từ tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp trong 24 tuần.

Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ áp.

Lưu ý ăn tỏi sống đúng cách tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ

Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết: Tuy nhiên cũng cần chú ý ăn tỏi sống đúng cách đảm bảo cho sức khoẻ. Ví dụ nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn.

Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin.

Lợi ích ngăn ngừa bệnh tật khi ăn tỏi sống thường xuyên

Cần chú ý cách ăn tỏi sống "chuẩn"

Ngoài ra, mọi người tuyệt đối lưu ý không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

"Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt. Đặc biêt lưu ý, chúng ta không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mọi người cũng không nên ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm. Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.

Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt", bác sĩ Thuỷ Tiên khuyến cáo.

Đọc thêm

An toàn từ những bếp ăn bán trú An toàn thực phẩm

An toàn từ những bếp ăn bán trú

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ An toàn thực phẩm

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 22/4/2025 về chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn tập thể, căng tin trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp" trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều An toàn thực phẩm

Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường tiểu học Lê Ngọc Hân.
Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể An toàn thực phẩm

Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể

TTTĐ - Chiều 22/4, UBND quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý An toàn thực phẩm

Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý

TTTĐ - Ngay sau vụ việc phát hiện các lỗi vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) của công ty TNHH TPT chuyên cung cấp suất ăn trường học, đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội và UBND quận Ba Đình.
Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh An toàn thực phẩm

Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh

TTTĐ - Chiều 22/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội).
Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery An toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery

TTTĐ - Ngày 22/4, đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội do Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại quận (Phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm).
Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học An toàn thực phẩm

Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt an toàn thực phẩm trường học

TTTĐ - Liên quan đến những tồn tại về cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh khu vực nấu ăn phục vụ cho học sinh Trường Tiểu học Vạn Phúc cần khắc phục tại số 7 Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội), chiều 21/4, thông tin tới báo chí, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, Phòng đã phối hợp đơn vị chức năng yêu cầu Trường Tiểu học Vạn Phúc đẩy mạnh giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng trong khám, chữa bệnh.
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có dấu hiệu quảng cáo "nổ" An toàn thực phẩm

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có dấu hiệu quảng cáo "nổ"

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng chứ không có khả năng chữa bệnh.
Xem thêm