Tag

Những món ăn truyền thống mùa Trung thu có tốt có sức khoẻ?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 24/08/2022 12:06
aa
TTTĐ - Bánh nướng, bánh dẻo, hồng ngâm là món ăn cổ truyền không thể thiếu đối với mỗi gia đình trong dịp Trung thu. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều, những món ăn này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bánh trung thu lậu lại "làm loạn" thị trường Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2022 Bánh Trung thu "siêu rẻ", "nhiều không" tràn ngập thị trường online Phố Hàng Mã “nhuộm sắc đỏ” trước thềm Tết Trung Thu

Bánh nướng, bánh dẻo là loại bánh không thể thiếu trong dịp Trung thu. Sắp đến Tết Trung thu, nhiều người lại rục rịch mua bánh nướng, bánh dẻo để làm quà biếu và làm thức điểm tâm cho gia đình. Tuy nhiên, xét về mặt dinh dưỡng,không phải là món ăn lành mạnh với nhiều người.

Thành phần chính của bánh Trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn, vì vậy bánh Trung thu có độ béo và ngọt rất cao.

Những món ăn truyền thống mùa Trung thu có tốt có sức khoẻ?
Bánh nướng, bánh dẻo, hồng ngâm là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng Tết Trung thu

Phụ nữ mang bầu không nên ăn nhiều bánh Trung thu bởi hàm lượng đường quá cao trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường… và có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Ngoài ra, người già và trẻ nhỏ ăn quá nhiều bánh Trung thu trong một ngày, có thể dẫn đến viêm tụy cấp, đau bụng và các triệu chứng nghiêm trọng khác.

Đây cũng là món bánh mà những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch, tiểu đường… không nên ăn. Thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Đặc biệt, người tiêu dùng nên chú ý chỉ mua, sử dụng thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng; Tránh mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác rõ ràng hay những sản phẩm có bao bì rách nát, sản phẩm bị móp méo hoặc có màu sắc khác thường, bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và có mùi khác lạ…

Tương tự như bánh nướng bánh dẻo, cứ mỗi dịp Tết Trung thu, người ta lại nhớ đến vị thơm ngọt, giòn giòn của trái hồng. Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín.

Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm. Quả hồng một trong các loại trái cây ít calo, chứa nhiều dưỡng chất như canxi và vitamin, trong đó có vitamin A và C có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, có rất nhiều loại hồng bị ngâm hóa chất cực độc làm hại sức khỏe của người tiêu dùng.

Ngoài ra, người bị tiểu đường, tiêu chảy, bệnh dạ dày nên tránh ăn hồng, vì trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Đọc thêm

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn

TTTĐ - Những năm trở lại đây, người ta có thể thưởng thức một loại quả mà không cần phải chờ đợi đến vụ mùa chính thức mà vẫn có thể mua được những khi trái vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi có loại không đảm bảo chất lượng thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.
Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại

TTTĐ - Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... Tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Cơm bụi sinh viên: Tiện lợi nhưng có thể đánh đổi bằng sức khỏe Sức khỏe

Cơm bụi sinh viên: Tiện lợi nhưng có thể đánh đổi bằng sức khỏe

TTTĐ - Cơm bụi là lựa chọn quen thuộc của sinh viên Hà Nội bởi sự tiện lợi và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, vấn đề an toàn thực phẩm khi ăn cơm bụi luôn là mối lo ngại của nhiều người.
Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa

TTTĐ - Dị ứng sữa là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường chủ quan trước tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ.
Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2884/KH-SYT ngày 25/6 về việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Hiểm hoạ từ… ăn rau sống Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hiểm hoạ từ… ăn rau sống

TTTĐ - Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cần hết sức cẩn thận khi ăn món ăn quen thuộc này.
Đình chỉ bếp ăn khiến 127 công nhân ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đình chỉ bếp ăn khiến 127 công nhân ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Liên quan đến vụ ngộ độc khiến 127 công nhân phải nhập viện điều trị tại Hải Phòng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành công văn số 1476/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế Hải Phòng khẩn trương đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể nhà máy đóng tàu Sông Cấm.
Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng

TTTĐ - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiếp nhận bé trai 7 tuổi (Tuyên Quang) trong tình trạng tổn thương phổi, ngực đau tức, khó thở nghi do nhiễm sán lá phổi.
Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Hồi sức Nội khoa và Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nam bệnh nhân (42 tuổi, Yên Bái) bị ngộ độc sau ăn sâu ban miêu.
Xem thêm